• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Luật Sĩ quan quân đội: Băn khoăn chuyện quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng

(Chinhphu.vn) - Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi). Những băn khoăn về "quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng", quy định niên hạn để phong quân hàm... đã được đại biểu nêu trong phiên họp này.

16/04/2014 17:06
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Trình bày Tờ trình về Luật Sĩ quan quân đội nhân dân (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong quá trình thực hiện, Luật Sĩ quan đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, còn có ý kiến khác nhau, một số quy định của Luật chưa cụ thể, khó áp dụng cần được khắc phục, nên việc sửa đổi là hết sức cần thiết.

Về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan, Luật chỉ quy định đối với chức vụ cơ bản, chưa quy định cụ thể các chức vụ, nhất là các chức vụ có cấp bậc quân hàm cấp Tướng, do vậy cần bổ sung để luật hóa các chức vụ sĩ quan có cấp bậc quân hàm cấp Tướng.

Về thực hiện Khoản 3 Điều 15, quy định sĩ quan ở lực lượng quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng và có quá trình cống hiến xuất sắc được thăng quân hàm cao hơn một bậc, những năm qua Bộ Quốc phòng đã đề nghị cấp có thẩm quyền thăng quân hàm cấp bậc Thiếu tướng đối với một số sĩ quan giữ chức vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc xác định địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng khó thực hiện, gây nhiều tâm tư, thắc mắc trong đội ngũ sĩ quan và giữa các địa phương.

Tuy nhiên, Luật Sĩ quan hiện hành mới chỉ quy định thời hạn xét thăng quân hàm cấp tá, cấp úy, không quy định thời hạn xét thăng quân hàm cấp tướng. Dự thảo Luật bổ sung thời hạn xét thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng là 4 năm.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đồng ý nên quy định thời hạn thăng quân hàm trong mỗi cấp tướng là 4 năm, trừ trường hợp cá biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với quy định về thời hạn xét thăng quân hàm đối với cấp tá, cấp úy giữ theo Luật Sĩ quan hiện hành.

Góp ý về Dự thảo Luật, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng cần rà soát lại các quy định để thực hiện triệt để Kết luận của Bộ Chính trị và quy định mới của Hiến pháp đối với việc phong, thăng, giáng, tước quân hàm của sĩ quan quân đội, nhất là đối với cấp tướng. Trong đó, quy định rõ trong Luật các tiêu chí cụ thể với việc xét thăng quân hàm cấp tướng.

Bày tỏ ý kiến về việc "quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng" trong quân đội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn: “Tôi chưa thật thông lắm chuyện quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng. Tới đây phải thống nhất lại và phải giải thích để cho đại biểu Quốc hội thấu hiểu chuyện này".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng ngay quy định niên hạn để phong quân hàm cũng chưa thấy ổn, vì từ cấp Đại tá trở xuống được quy định cụ thể, trong khi niên hạn cấp tướng lại không quy định. Thời hạn phong cấp úy, cấp tá nên rút ngắn niên hạn phong hàm để tạo nguồn cán bộ chỉ huy nhưng với điều kiện mở hơn như phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phải có thành tích.

Cấp tướng cũng phải có niên hạn để các sĩ quan cố gắng phấn đấu. “Việc quy định cấp trưởng, cấp phó phải có thứ bậc và quy định rõ trong Luật, chứ không thể cấp phó bằng cấp trưởng được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Giải trình về những băn khoăn của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết hiện trong một số Cục của Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị mới được xét phong quân hàm cấp Trung tướng (tương đương quân hàm Tổng cục trưởng của quân đội) cho một số Cục trưởng, bởi đây là những đơn vị tham mưu chiến lược, chỉ đạo quản lý Nhà nước lĩnh vực đó trong toàn quân và trực tiếp chỉ huy như Cục Tác chiến, Cục Quân huấn, Cục Quân lực, Cục Điều tra hình sự, Cục Cán bộ, Cục Tổ chức, Cục Quân y... Còn các cục, vụ khác làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm hậu cần thì trần quân hàm của Cục trưởng chỉ là Thiếu tướng.

Về chuyện quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng là do một số cán bộ cấp phó đã trải qua nhiều chức vụ khác nhau, nhưng quân hàm vẫn giữ như cũ nên cũng tâm tư. Cụ thể, nhiều cán bộ đeo quân hàm Đại tá từ khi giữ chức Sư đoàn phó, đến Sư trưởng rồi lên Phó Tư lệnh Quân đoàn vẫn là Đại tá thì đúng là thiệt thòi. “Tuy nhiên, việc phong dạng quân hàm này chưa nhiều”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay.

Đối với Chỉ huy trưởng quân sự các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, vẫn nên giữ nguyên quân hàm Đại tá, còn ai phấn đấu tốt thì lên quân khu, quân chủng, chứ nói địa bàn này quan trọng hơn địa bàn khác thì không hợp lý, trừ Hà Nội và TPHCM. “Tất cả các chức vụ nào có trần quân hàm cấp tướng đều được quy định rõ trong dự thảo luật này, nên không thể vận dụng linh hoạt để mà phong, thăng tùy tiện được”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ.

Lê Sơn