• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Luật Tương trợ tư pháp giúp giải quyết hàng nghìn vụ việc dân sự, kinh tế

(Chinhphu.vn) - Sáng 3/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 14 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp (TTTP).

03/03/2023 14:43
Luật Tương trợ tư pháp giúp giải quyết hàng nghìn vụ việc dân sự, kinh tế - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/LS

Giải quyết hàng nghìn vụ việc dân sự, kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nêu rõ: Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước đem lại nhiều cơ hội phát triển mọi mặt, trong đó đặc biệt là các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại và các giao lưu giữa các cá nhân và pháp nhân Việt Nam với nước ngoài. Lợi ích của việc mở cửa, hội nhập quốc tế đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao vị thế và tiềm lực của đất nước là khá rõ ràng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực từ hội nhập quốc tế thì Việt Nam cũng phải giải quyết nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, từ các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài đến vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Trong nhiều trường hợp cụ thể như vậy thì để giải quyết đúng, khách quan, hiệu quả vụ việc thì cần có hợp tác quốc tế giữa các cơ quan tư pháp Việt Nam với các cơ quan của các quốc gia khác mà được biết đến là sự hợp tác về tương trợ tư pháp. 

Hằng năm, các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài đã yêu cầu và tiếp nhận số lượng lớn các tương trợ tư pháp về ủy thác tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Theo đó, việc Quốc hội thông qua Luật TTTP năm 2007 có ý nghĩa quan trọng, đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TTTP trong cả 4 lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Sau khi Luật được ban hành, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã triển khai tổng thể các hoạt động từ ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, ký kết các điều ước quốc tế, tuyên truyền phổ biến pháp luật tương trợ tư pháp cho đến xây dựng về bộ máy nhân lực tại các cơ quan trung ương.

"Điều đáng mừng là Luật TTTP cùng với các điều ước quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực này đã tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp Việt Nam hợp tác, giải quyết hàng nghìn vụ việc dân sự, kinh tế, dẫn độ hình sự mỗi năm", Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc bày tỏ.

Ngày 09/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới xác định Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đã đặt ra yêu cầu cần tổng kết, đánh giá toàn diện việc tổ chức thi hành Luật Tương trợ tư pháp để có thể tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực này ngày càng được tốt hơn.

Trên cơ sở đó, việc tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật TTTP được Đảng Đoàn Quốc hội định hướng đưa vào Chương trình xây dựng luật Quốc hội Khoá XV và Bộ Chính trị đã phê duyệt tại Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.

Đây là cơ hội tốt để đánh giá những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế, tồn tại, đặc biệt là nhận diện được những thách thức, yêu cầu đối với công tác tương trợ tư pháp để đưa ra những kiến nghị về sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Theo bà Phạm Hồ Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), sự ra đời của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, khung pháp lý về tương trợ tư pháp đã có những chuyển biến tích cực. Công tác điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong cả 4 lĩnh vực đã đi vào nền nếp, nghiêm túc và thống nhất quy trình thủ tục đàm phán, ký kết được quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016. 

Với số lượng hàng ngàn yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự, hàng trăm yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện có kết quả ngày càng tăng hàng năm đã giúp các cơ quan tố tụng, tư pháp trong nước và nước ngoài xử lý các vụ việc dân sự-thương mại, giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ trật tự an ninh, ổn định xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định: Việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật trong giai đoạn đầu còn chậm so với tiến độ, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện nay chưa dự đoán hết được bước phát triển và tốc độ ứng dụng nhanh của khoa học kỹ thuật, chưa tạo ra khuôn khổ pháp lý mở sẵn sàng cho việc thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam, đảm bảo tính tương thích với các chuẩn mực quốc tế...

Luật Tương trợ tư pháp giúp giải quyết hàng nghìn vụ việc dân sự, kinh tế - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tương trợ tư pháp - Ảnh: VGP/LS

Việt Nam tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế về dẫn độ

Ông Phạm Văn Công, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, Luật TTTP được ban hành đã góp phần tăng cường cơ sở pháp lý cho dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù-một trong những công tác quan trọng trong hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Theo đó, từ tháng 7/2008 đến tháng 06/2022, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước và phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành đề xuất ký kết được 13 hiệp định về dẫn độ và 15 hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù với các quốc gia.

Bộ Công an đã hoàn thành thủ tục nội bộ và đề xuất Chủ tịch nước cho phép đàm phán, ủy quyền đàm phán 11 hiệp định về dẫn độ, hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ký kết hiệp định song phương về dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù với các nước như: Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda…

Đồng thời, chủ trì đề xuất việc Việt Nam tham gia và tổ chức thực hiện 05 điều ước quốc tế đa phương của Liên Hợp Quốc và khu vực ASEAN có quy định về dẫn độ; chủ trì tham gia đàm phán, xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ (Công văn số 5259/VPCP-NC ngày 17/8/2022 của Văn phòng Chính phủ); hoàn thiện hồ sơ đề xuất Chính phủ, trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định rút bảo lưu điều khoản về dẫn độ đối với 03 Công ước Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy (Quyết định số 544/2022/QĐ-CTN ngày 06/5/2022).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, để nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, góp phần thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Ngô Thị Quỳnh Anh nhấn mạnh, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự; tăng cường hợp tác trực tiếp với cơ quan Trung ương trong tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài và cơ quan có thẩm quyền trong nước để phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu liên quan đến các vụ án nghiêm trọng, phức tạp...

Nhiều ý kiến tại Hội nghị cho rằng, cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, thực thi pháp luật, điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, nhất là tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết những yêu cầu tương trợ tư pháp trong hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù nhằm đưa công tác này đi vào chiều sâu, có nội dung thực chất và hiệu quả.

Lê Sơn