• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lượng hàng tồn tại cảng Cát Lái đã về mức an toàn

(Chinhphu.vn) – Tin từ Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, lượng hàng tồn ở cảng Cát Lái đã trở về mức an toàn (85%) thay vì ùn ứ, có dấu hiệu quá tải hàng nhập so với khoảng một tuần trước đó. Các tàu khi đến cảng Cát Lái đều được đáp ứng kịp thời cầu cảng để làm hàng.

11/08/2021 15:16
Lượng hàng tồn ở cảng Cát Lái đã trở về mức an toàn. Ảnh minh họa

Ông Bùi Văn Quỳ, Phó TGĐ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Tân Cảng Sài Gòn) cho biết, sau hơn một tuần đơn vị này phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các nhóm giải pháp kết hợp với sự điều chỉnh lịch tàu, lượng hàng của hãng tàu, khách hàng, thời điểm hiện tại, dung lượng tồn bãi tại cảng Cát Lái đã giảm chỉ còn 85%. Nhịp điệu sản xuất, khai thác cảng đã trở lại trạng thái bình thường. Hiện, các tàu khi đến cảng Cát Lái đều được đáp ứng kịp thời cầu cảng để làm hàng.
 
Về tiến độ giải phóng hàng hóa tại cảng Cát Lái, hiện trung bình mỗi ngày, Tân Cảng Sài Gòn cùng Tổ công tác của Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức họp trực tuyến với 30 khách hàng, 15 hãng tàu để giải quyết vướng mắc, hỗ trợ khách hàng sớm giải phóng hàng ra khỏi cảng.
 
Đến nay, cảng đã rà soát, phân loại được hơn 6.600 TEUs hàng hóa tồn tại cảng trên 15 ngày, khuyến khích 43 khách hàng có 666 TEUs tồn lâu nhanh chóng lấy hàng ra khỏi cảng.
 
Với hàng container tồn đọng trên 90 ngày, cảng đã rà soát, phân loại được hơn 2.200 TEUs. Tuần qua, đã vận chuyển được 144 TEUs từ cảng Tân Cảng Cát Lái đi Tân Cảng Hiệp Phước.
 
Tân Cảng Sài Gòn cũng đề nghị các hãng tàu mở code tại depot Tân Cảng Suối Tiên, ICD Tân Cảng Nhơn Trạch, ICD Tân Cảng Long Bình để chuyển giảm tải và yêu cầu các chủ khai thác/hãng tàu tăng cường cấp rỗng từ cảng Tân Cảng Cát Lái. Trong tuần đầu tháng 8/2021, mức tồn rỗng tại cảng Tân Cảng Cát Lái đã được điều tiết từ hơn 15.700 TEUs xuống 12.300 TEUs.
 
“Việc tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu, kể cả hàng chuyển từ cảng khu vực Cái Mép, Tân Cảng Hiệp Phước về Cát Lái vẫn được thực hiện bình thường. Tuy nhiên, hàng container nào khách hàng cam kết lấy hàng theo thời gian quy định (cam kết nhận hàng 2 ngày đối với hàng chuyển từ Cái Mép và 3 ngày đối với hàng chuyển từ Tân Cảng Hiệp Phước kể từ ngày container dỡ lên cảng Cát Lái) sẽ được đưa về. Hàng container có nguy cơ tồn lâu, các nhà máy, xí nghiệp chưa sử dụng tạm thời chưa chuyển về Cát Lái”, ông Bùi Văn Quỳ thông tin.
 
Về năng lực tiếp nhận hàng trong thời gian tới, ông Bùi Văn Quỳ cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế, trong tháng 8 và tháng 9/2021, năng lực cầu bến tại Cát Lái vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu cập tàu, làm hàng.
 
Trường hợp dịch bệnh trở nên phức tạp, Tân Cảng Sài Gòn sẽ chủ động ký hợp đồng với các cảng lân cận trong khu vực TPHCM và Cái Mép để trong trường hợp Cát Lái không có cầu bến, tàu phải chờ đợi thì đưa tàu sang các cảng khác để xếp dỡ và giao hàng cho chủ hàng.
 
Đại diện Tân Cảng Sài Gòn tiếp tục khuyến cáo, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn giới hạn nhất định.Vì vậy, các hãng tàu cần làm việc, trao đổi kỹ thông tin với chủ hàng để nắm được năng lực của chủ hàng, kế hoạch nhập hàng, sản xuất của họ, tránh tình trạng hàng chuyển về Việt Nam nhưng năng lực sản xuất không đáp ứng sẽ xảy ra tình trạng hàng ùn ứ tại các cảng mắt xích trong chuỗi dịch vụ, gây gián đoạn chuỗi vận tải.
 
“Hãng tàu cũng cần thông tin kịp thời với cảng kế hoạch làm hàng, sản lượng dự kiến để cảng Cát Lái có thể chủ động hơn trong công tác khai thác, đáp ứng được nhu cầu của hãng tàu, khách hàng”, đại diện cảng Cát Lái nói.
 
Tân Cảng Sài Gòn cho biết, doanh nghiệp này đã thực hiện một số giải pháp hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, tại cảng Cát Lái, đối với những container hàng nhập của các nhà máy đang tạm ngừng hoạt động, chưa lấy được về, Tân Cảng Sài Gòn sẽ chuyển số hàng này về 4 cơ sở: Cảng Tân Cảng Hiệp Phước và các ICD: Tân Cảng Long Bình, Tân Cảng Nhơn Trạch, Tân Cảng Sóng Thần. Phí vận chuyển và nâng hạ hai đầu sẽ được miễn phí.
 
Đồng thời, thực hiện miễn phí 100% chuyển đổi mục đích khi cấp container rỗng cho khách hàng tại cảng; miễn phí chuyển giảm tải từ cảng Cát Lái về các depot thuộc hệ thống Tân Cảng Sài Gòn đối với container rỗng chưa có kế hoạch xuất/đóng hàng...

Bộ, ngành chung tay tháo gỡ
 
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, để giải phóng hàng tồn đọng và áp lực hàng hóa tại cảng Cát Lái trong những ngày vừa qua, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT là sự hỗ trợ kịp thời từ phía Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các cấp chức năng địa phương.

Hiện, Cục Hàng hải Việt Nam đang cùng Tân Cảng Sài Gòn đang tiếp tục chủ động trao đổi với 4 nhóm doanh nghiệp chính gồm: Doanh nghiệp tạm dừng tất cả hoạt động do ảnh hưởng của COVID-19, doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất nhưng vẫn có khả năng lấy hàng, doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” nhưng gặp khó khăn về nhân lực không thể lấy hàng tại cảng và doanh nghiệp “3 tại chỗ” hoạt động bình thường. Trong quá trình làm việc, sẽ nắm bắt tình hình hoạt động, kế hoạch rút hàng của doanh nghiệp để đưa ra phương án giải phóng hàng hóa tối ưu nhất.
 
Phan Trang