• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lưu thông tiền mặt giảm

(Chinhphu.vn) - Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng phương tiện thanh toán đến ngày 20/2/2012 ước giảm 0,64% so với tháng trước và giảm 0,11% so với cuối năm 2011, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 12,62% so với tháng trước.

15/03/2012 10:52

Trong khi đó, lãi suất huy động VND tương đối ổn định, lãi suất cho vay có xu hướng giảm nhẹ. Lãi suất huy động và cho vay USD ít biến động.

Cụ thể, đối với VND, lãi suất huy động phổ biến ở mức 3-6%/năm đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.

Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả bão lụt, giảm 0,5-1%/năm, hiện phổ biến ở mức 14,5-17%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh khác khoảng 18-20%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm.

Đối với USD, lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn.

Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm khoảng 1-2%/năm so với cuối tháng 1/2012 do Ngân hàng Nhà nước tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Hiện, lãi suất qua đêm ở mức khoảng 11-12%/năm, kỳ hạn 1 tuần 13-13,5%/năm, 2 tuần 13,5-14%/năm, 1 tháng 14-15%/năm.

Tuy lãi suất ổn định hoặc giảm nhẹ, nhưng tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 20/2/2012 vẫn ước tăng 1,66% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 2,24%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 0,81%.

Tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 20/2/2012 ước giảm 0,53% so với tháng trước, trong đó, tín dụng bằng VND giảm 0,371%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,11%. So với cuối năm 2011, tín dụng đối với nền kinh tế ước giảm 2,51%.

Mới đây, tại cuộc họp báo của NHNN, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng nếu Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức 10%/năm trong năm nay thì lãi suất huy động cũng có thể sẽ về mức 10%/năm. Nếu lạm phát có xu hướng giảm dần thì phấn đấu mỗi quý giảm 1% lãi suất huy động và đến cuối năm có kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay về ngưỡng 14,5 - 16%/năm.

Văn Chính