• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lý Công Uẩn - Kiến trúc sư của Thăng Long nghìn năm tuổi

(Chinhphu.vn)- Quyết định quan trọng nhất trong 18 năm trị vì của Hoàng đế Lý Thái Tổ là việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Nhà vua đã tổ chức một công trình xây dựng lớn, kết quả là một cụm kiến trúc trung tâm được hoàn thành bao gồm 8 điện và 3 cung. Đó là dáng vóc vật chất đầu tiên của Thăng Long ngàn năm tuổi.

30/11/2009 16:45

Dấu vết nền cung điện thời Lý tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Tiền Phong Online

Lý Công Uẩn - người có công khai sáng một thời đại

Cái tên Thăng Long được đặt cho Hà Nội từ 1000 năm trước thực sự là một biểu tượng đầy ý nghĩa. “Thăng Long” có nghĩa là “rồng bay lên”, là sự thể hiện khát vọng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng về nguồn gốc là “con Rồng cháu Tiên” rất đáng tự hào, vừa tỏa sáng một ước vọng, một niềm tin ở những ngày mai tiến bộ nhanh chóng.

Cái tên được nhà vua Lý Công Uẩn đặt cho nơi định đô mới của mình sau khi kế nghiệp nhà Đinh, một triều đại trước đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng cho việc thống nhất đất nước.

Hoa Lư là kinh đô nước ta dưới thời Đinh – Lê từ năm 968, chỉ mới là một đô thành mang nặng ý nghĩa quân sự - phòng thủ. Nó được đặt ở nơi nhiều hang động giữa đồng nước mênh mông, khó vào đối với những kẻ thù bên ngoài muốn nhòm ngó, nhưng không dễ trở thành nơi tụ hội dân cư đông đúc để xây dựng và phát triển kinh tế.

Đến đầu thế kỷ XI, sau gần 100 xây dựng nền tự chủ, thế và lực của nước ta đã khác. Nền thống nhất quốc gia được củng cố, chính quyền trung ương được tăng cường, Nhà vua khai sáng triều Lý đã đủ tự tin vào sức mạnh của mình để định đô ở một vùng đất mới, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển thành một quốc gia hùng cường.

Ý tưởng thiên đô là một quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời 18 năm làm vua của Hoàng đế Lý Thái Tổ, khi quyết định việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mảnh đất ngày nay mang tên Hà Nội.

“Làm kế cho con cháu muôn vạn đời”

Đọc lại “Chiếu dời đô” do tự tay Hoàng đế viết vào đầu năm Canh Tuất 1010 để lại đến ngày nay, chúng ta thấy được những lý do xác đáng của việc lập đô ở nơi mới.

Nơi đây đã được Nhà vua đánh giá là “vùng đất nằm ở vị trí trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt”. Đó quả là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, cũng là nơi xứng làm “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Rời bỏ nơi chật hẹp ẩm thấp để đến nơi thoáng đãng cao rộng, quả là tầm nhìn xa để mưu lợi cho “vận nước lâu dài, dân sinh phồn thịnh”, chứ đâu phải chỉ là chọn một nơi ở cho đế vương.

Ý thức nghĩ đến dân, “làm kế cho con cháu muôn vạn đời” quả là một tấm lòng rất đáng quý trọng ở vị vua khai sáng triều Lý đã quyết định đóng đô mới ở Thăng Long. Ta càng thấy trân trọng hơn, khi thấy Nhà vua dùng mấy chữ “trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”, và nhất là khi thấy nhà vua hỏi: “Ý trẫm như thế, các ngươi nghĩ thế nào”? (cái câu kết thúc thiêu thiếu, mà trước đây nhiều sách đã bỏ đi không dịch in ra quốc ngữ, đến bây giờ ngẫm nghĩ mới càng thấy quý hóa biết bao nhiêu). Đã có một ý muốn của riêng mình, nhưng lại còn phải hỏi đến ý của bao nhiêu người khác. Người đời sau không thấy ở nhà vua khai sáng triều Lý một biểu hiện của lối “cai trị” quân chủ độc đoán.

Quy hoạch Thăng Long

Sau khi dời đô ra Thăng Long, để có nơi thiết triều và chỗ ở cho hoàng thất, Lý Công Uẩn đã tổ chức một công trình xây dựng lớn. Kết quả là một cụm kiến trúc trung tâm được hoàn thành bao gồm 8 điện và 3 cung.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Phía trước, dựng điện Càn Nguyên, làm chỗ thiết triều, bên tả làm điện Tập hiễn, nơi tập hợp quan văn trí thức; bên hữu là Điện Giảng Võ, nơi tập huấn các võ tướng, quân sư. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn. Hướng chính nam dựng Điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía…”.

Các cung điện được bao quanh bằng một vòng thành được bảo vệ nghiêm ngặt, gọi là Tử Cấm thành hay Cấm thành. Hoàng thành là một vòng thành thứ hai. Phía ngoài đào hào, mở 4 cửa là Tường Phù ở phía Đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ở phía Nam và Diệu Đức ở phía Bắc. Cấm thành và Hoàng thành nằm ở phía Tây Hà Nội ngày nay (tọa lạc ở khu vực quận Ba Đình).

Đại La thành (hoặc gọi tắt là La thành) là vòng thành lũy thứ ba, được đắp bằng đất nện chặt, vừa có chức năng bảo vệ vòng ngoài cho Hoàng thành và Tử Cấm thành, lại vừa là đê chống lụt cho cả kinh thành.

Cấm thành và Hoàng thành là khu vực hành chính, trung tâm đầu não chính trị của cả nước. Cạnh Cấm thành, Hoàng thành và Đại La thành là khu vực thị - khu vực dân cư tập hợp thành những phố, những phường làm các nghề thủ công, buôn bán, bên những xóm làng làm nông nghiệp và một hệ thống chợ, bến sầm uất ven các sông Tô, sông Đáy, sông Kim Ngưu, vừa là nơi cung ứng, vừa là phương tiện giao thông, vừa là nơi thoát nước, chống úng.

Bản đồ dựng lại quang cảnh Thăng Long thời Lý đã chứng minh cho năng lực quy hoạch đã ở trình độ cao từ hàng nghìn năm trước.

Nhà vua anh minh với trí óc sáng suốt đã định vị nơi xây kinh đô của đất nước ở thế “rồng cuộn, hổ ngồi” là để cho kinh thành nằm trọn trong vùng đất cao rộng đóng khung bởi 4 con sông (sông Nhị Hà, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu) mà không lo bị ngập lụt, bởi cả 4 con sông cùng như rồng cuộn, vừa là nguồn cung nước, lại vừa là kênh thoát nước. Bênh cạnh thế “rồng cuộn”, kinh đô còn có chỗ dựa và 3 ngọn núi: Ba Vì ở phía Tây Bắc và Tam Đảo ở phía Đông Bắc, nằm phủ phục bảo vệ cho kinh đô như “hổ ngồi”, đường bệ, oai phong.

Nền Điện Kính thiên - di tích kiến trúc lớn nhất thời Lê (TK 15-18) tại Thành cổ Hà Nội. Ảnh tư liệu

Vì dân và đào tạo người kế nghiệp

Năm 1029, vua Lý Thái Tông kế nghiệp vua cha cho xây rộng thêm điện Càn Nguyên, nơi để vua và triều đình hội họp, bàn luận chính sự và đổi tên là Điện Thiên An.

Đặc biệt hai bên tả hữu thềm rồng đặt hai lầu chuông đối xứng nhau, để nhân dân ai có việc kiện tụng, oan uổng thì đến đánh chuông, Nhà vua nghe thấy tiếng chuông dóng lên, là sẽ thụ lý, xem xét, không để tồn tại án oan.

Hai lầu chuông được đặt ngay trước điện Thiên An, nơi Nhà vua thiết triều. Đến năm 1033, Nhà vua lại cho đúc một quả chuông 1 vạn cân (khoảng 6 tấn) treo ở lầu chuông này, để tiếng chuông vang thấu đến tai vua. Rõ ràng đây là 1 biểu hiện thân dân của vua triều Ly, 

Chính vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng cung Long Đức ở ngoài thành, làm nơi ở của Thái tử Phật Mã (sau này là vua Lý Thái Tông). Mục đích của Nhà vua không muốn cho con trưởng ở cạnh mình, trong Tử Cấm thành, mà muốn cho Thái tử ở gần dân, để hiểu biết tình cảnh của dân. Bằng những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày nơi dân gian, người kế vị ngai vàng tương lai sẽ biết làm những gì dân muốn, tránh những gì dân không muốn. Đây thực sự là một biện pháp tích cực trong việc đào tạo người kế vị trở thành người lãnh tụ vì dân.

Nhiều chính sách thân dân của các vua triều Lý còn được ghi lại trong sử sách. Còn Hoàng thành Thăng Long xưa của thời ấy thì còn nằm sâu dưới các tầng văn hóa dưới mặt đất của khu vực Ba Đình ngày nay. Cách đây 5 năm, những khai quật đầu tiên của giới khảo cổ đã phát hiện ra hiện tượng kỳ thú có một không hai trên thế giới, là chỉ ở một khu vực không rộng, đã phát lộ 5 tòa thành cổ mà khung cấu trúc còn tương đối nguyên vẹn, kể từ mặt đất xuống nhũng tầng sâu, là: thành nhà Nguyễn, thành nhà Lê, thành nhà Trần, thành nhà Lý và thành cổ Cao Biền, với các khung cấu trúc cung điện nguy nga, những đồ cổ mỹ nghệ tinh xảo, tiêu biểu của cả nền văn minh Đại Việt.

Dáng vóc vật chất của Hà Nội nghìn năm còn là một kho báu dưới lòng đất đợi chúng ta ứng xử. Đối với thế giới  thì đây là tầm cao của văn hóa Việt Nam, văn minh Việt Nam.

Trần Thái Bình

(Nhà nghiên cứu lịch sử)