Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Như vậy, từ ngày 15/2/2014, ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, người lao động đã được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người lao động tiếp xúc tối thiểu 5 năm với bụi Talc trong không khí môi trường lao động khi nồng độ bụi hô hấp lớn hơn 1mg/m3 không khí và hàm lượng dioxyt silic (SiO2) và amiăng trong giới hạn cho phép có thể bị bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp.
Người mắc bệnh này có thể có những triệu chứng như: Mệt mỏi, suy nhược, ho khạc đờm thường xuyên, tức ngực, khó thở…
Tại Thông tư, Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về chẩn đoán và giám định mức suy giảm khả năng lao động bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp.
Một số bệnh bệnh bụi phổi và phế quản đã được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm: Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp (BP-silic); Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-amiăng); Bệnh bụi phổi bông (BP-bông); Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ- NN); Bệnh hen phế quản nghề nghiệp. |
Thanh Hoài