• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mặt trận Việt Minh – hình ảnh và sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Nhân dân ta từ đây chịu hai tầng áp bức của Pháp - Nhật. Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp và nhận định chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược của Đảng ở Hội nghị 6 (11/1939) là hoàn toàn đúng đắn và khẳng định: Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng phải chuẩn bị gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.

16/05/2011 14:02

Thành lập Mặt trận Việt Minh


Chiến tranh thế giới lần thứ II phát triển mau lẹ, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật của nhân dân ta đã có đà phát triển mới. Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Nhấn mạnh vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng, Người nói: “Dân ta muốn sống chỉ có một đường là đoàn kết lại để đánh Tây, đuổi Nhật” và truyền tinh thần đó khi cho đăng trên báo Việt Nam độc lập lời kêu gọi: “Mau mau đoàn kết cùng nhau Để đánh Tây, đánh Nhật, để lo tự cường”.


Chủ động trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, nhanh chóng và quyết đoán, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (10/5 - 19/5/1941), tại một cái lán bên dòng Khuổi Nậm, Pác Bó - Cao Bằng.


Hội nghị đã phân tích tình hình thế giới và đề ra chủ trương mới về cách mạng Đông Dương, trong đó vấn đề thành lập tổ chức mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất đã được đưa ra. Phân tích về cuộc Đại chiến thế giới mới, Hội nghị nhận định: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công” (1), và quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Vì vậy, Nghị quyết nêu rõ: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” (2). Sau Hội nghị, Người viết thư Kính cáo đồng bào (6/6/1941) và chỉ rõ: "Việc lớn chưa thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm".


Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đảng ta phải tập hợp, đoàn kết được mọi lực lượng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Và để tập trung và phát huy được nguồn sức mạnh nội lực của dân cày, thợ thuyền, phú nông, địa chủ, tiểu tư sản, viên chức, tiểu chủ, tiểu nông, một phần tư bản bản xứ đang sống quằn quại dưới ách thống trị của Pháp và Nhật, đang khát khao được giải phóng, Đảng khẳng định việc "phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân hơn hết là dân tộc Việt Nam". Trong bối cảnh đó, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, và nhấn mạnh: trong khi lấy danh nghĩa Mặt trận Việt Minh để vận động quần chúng đấu tranh cách mạng, vẫn phải nêu cao tính tiên phong của Đảng, đồng thời mặt trận càng mở rộng thì càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.


Mặt trận Việt Minh quy tụ sức mạnh toàn dân đoàn kết


Ngày 25/10/1941, thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, Việt Nam độc lập đồng minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Tuyên ngôn của Việt Minh nêu rõ: “Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa đế quốc hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đổi Nhất, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập” (3).

Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh gồm 44 điểm, vạch rõ: Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ đó do Quốc dân đại hội bầu ra, sẽ thi hành một hệ thống các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, và những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, địa chủ, nhà buôn,… tiến bộ. Đó là thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu, ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, là tịch thu tài sản của bọn Việt gian phản quốc, v.v..; đó là bỏ thuế thân, và các thứ thuế vô lý, vô nhân đạo của Pháp, Nhật, quốc hữu hóa ngân hàng của đế quốc, mở mang các ngành giao thông, công nghiệp, thủ công nghiệp, v.v..; đó là hủy bỏ nền giáo dục nô dịch, xây dựng nền giáo dục quốc dân, lập trường chuyên nghiệp, đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, v.v..; đó còn là hủy bỏ tất cả các hiệp ước mà Pháp đã ký với các nước, tuyên bố các dân tộc bình đẳng, tán tán thành hòa bình, chống xâm lược (4).


Chương trình cứu nước của Việt Minh thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân được đúc kết lại thành 10 chính sách lớn, đem thực hiện ở khu giải phóng Việt Bắc. Sau đó 10 chính sách của Việt Minh được Đại hội Quốc dân thông qua tháng 8/1945, trở thành chính sách căn bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau này. Tinh thần cơ bản của những chính sách đó là cốt thực hiện được hai điều mà toàn thể quốc dân đang mong ước, đó là:


- Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập.


- Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do.


Điều lệ của Mặt trận Việt Minh ghi rõ: liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước. Kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.


Khẩu hiệu của Việt Minh, với tinh thần phản Pháp, kháng Nhật, liên Hoa, độc lập, Việt Minh lấy làng, đường phố, nhà máy làm cơ sở tổ chức và thu hút các đoàn thể tham gia đánh Pháp, đuổi Nhật; với tên gọi (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc, v.v..), trong đó, có khẩu hiệu: “Kêu gọi đồng bào gia nhập Việt Minh và đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp” nổi tiếng: “ĐỒNG BÀO! Dịp tốt sắp đến! Mau đoàn kết lại! Gia nhập Việt - Minh! Việt Nam độc lập đồng minh, đánh đuổi Nhật Pháp! tiêu trừ Việt gian! Việt - Nam độc lập! VIỆT MINH”, đã thu hút mọi giai tầng, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp tham gia Mặt trận với tinh thần yêu nước và đoàn kết, để chiến đấu giành độc lập cho xứ sở.


Phù hợp với nguyện vọng của quảng đại quần chúng, đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân là độc lập, tự do, chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, đoàn kết muôn người như một, chiến đấu đánh đuổi Pháp - Nhật giành độc lập dân tộc, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng. Các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đã không chỉ ngày càng được nhân rộng, mà còn khẳng định vai trò của mình trong Khu giải phóng, trong quá trình chuẩn bị mọi mặt cho ngày vùng lên của toàn dân tộc. Lực lượng và sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh được xây dựng rộng rãi và chặt chẽ chưa từng có trong cả nước, tạo ra những điều kiện chín muồi và góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Bài học đoàn kết từ Mặt trận Việt Minh


Lịch sử đã ghi nhận, Mặt trận Việt Minh đã trở thành biểu tượng sáng ngời của khối đại đoàn kết toàn dân, của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất, góp phần vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc năm 1945, và để lại cho Đảng ta những bài học quý báu trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


Lịch sử cũng đã ghi nhận, Mặt trận Việt Minh và các hình thức mặt trận sau đó (Mặt trận Liên - Việt, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), luôn lấy liên minh công- nông- trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là nguyên tắc nhất quán, phải thực hiện, bởi rằng, khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất chỉ có thể được củng cố và phát triển khi được Đảng - bộ tham mưu của giai cấp công nhân và dân tộc lãnh đạo.


Đặc biệt, chức năng của Mặt trận được lập ra là để thực hiện đoàn kết, song đoàn kết chỉ có thể thực hiện được khi “có chung mục đích, chung số phận. Nêu không suy nghĩ như nhau, không theo đuổi mục đích chung, không có chung số phận, thì dù có kêu gọi đoàn kết, đoàn kết vẫn không thể có được” như Nguyễn Ái Quốc đã viết trong bài Xã luận đăng trên báo Thanh Niên, số 1, ngày 25/6/1925.


Với ý nghĩa đó, trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm của cách mạng, đoàn kết không phải là một chính sách nhất thời, phải là một chiến lược cơ bản, lâu dài và xuyên suốt của Đảng, đồng thời đại đoàn kết trong mặt trận trước hết phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động. Đó chính là sự đồng thuận - đồng thuận xã hội để mọi người đều có thể theo đuổi những giá trị khác nhau, miễn không hại đến mục tiêu chung như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.