• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mâu thuẫn về lối sống gia đình - nguyên nhân chính của ly hôn

20/12/2011 08:46

Hội nghị sơ kết Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

phường Đề Thám (thị xó Cao Bằng), giai đoạn 2010 – 2011.


Trước đây, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn là do phong tục tập quán lạc hậu: hôn nhân bị cha mẹ ép buộc, tảo hôn, đa thê... Còn hiện nay nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng: ngoại tình, có chức có quyền rồi hắt hủi vợ con, bị lôi kéo vào cuộc tình mới, mâu thuẫn vợ chồng, mê tín dị đoan... những mâu thuẫn vợ chồng, bạo lực gia đình vẫn là nguyên nhân chính. Nhiều trường hợp mâu thuẫn vợ chồng đó dẫn đến hành vi đánh đập, ngược đãi vợ. Mâu thuẫn vợ chồng, do con hư hỏng, do hoàn cảnh xã hội, số cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống với nhau, nhưng hoặc vì địa vị xã hội, vì con... họ không muốn ra tòa làm thủ tục ly hôn nên chấp nhận cảnh sống ly thân. Thực tế này xảy ra ngày càng nhiều, nhất là ở các đô thị. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nguyên nhân ly hôn: mâu thuẫn về lối sống (27,7%), ngoại tình (25,9%), kinh tế (13%), bạo lực gia đình (6,7%), lý do sức khỏe (2,2%), do xa nhau lâu ngày (1,3%), trong đó sự mâu thẫn về lối sống, việc ngoại tình, khó khăn về kinh tế và bạo lực gia đình thường được đề cập khi giải thích cho việc ly hôn. Ly hôn và ly thân đều đe dọa sự bền vững vốn có của gia đình, ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên, đặc biệt là trẻ em thiếu đi bàn tay chăm sóc của cha hoặc mẹ, khiến các em phát triển không toàn diện. Không ít em sau khi bố mẹ ly hôn thì suy nghĩ tiêu cực và trở thành những trẻ em hư, sớm mắc vào các tệ nạn xã hội. Theo đánh giá khảo sát thì cha mẹ ly hôn là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ nhà đi lang thang và phạm pháp. Các cặp vợ chồng trẻ tuổi, trung tuổi và cả những cặp vợ chồng già cũng đưa nhau ra tòa xin ly hôn. Ly hôn tăng một phần là hệ quả của đời sống hiện đại. Quan hệ gia đình đang bị ảnh hưởng bởi những mặt trái của sự phát triển kinh tế, xã hội. Tỷ lệ án ly hôn cho thấy một thực trạng đáng báo động của quan hệ gia đình và cách xây tổ ấm của mỗi người. Nhiều đôi bạn trẻ đó chung sống trước hôn nhân, nhiều khi phải cưới gấp do cô gái mang thai. Chính vì thế, họ thiếu kỹ năng chung sống, kỹ năng làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Việc bắt buộc phải làm quen với cuộc sống mới, phải đảm đương lo toan cho gia đình, cho con cái... trở thành gánh nặng quá sức với những bạn trẻ chưa được chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý. Nếu cả hai vợ chồng cùng biết lo toan và biết điều chỉnh để vun đắp cho tổ ấm thì vẫn có thể có một mái ấm hạnh phúc. Nhưng ngược lại nếu cả hai không tìm được tiếng nói chung thì đó sẽ là một điều khủng khiếp trong mối quan hệ hôn nhân gia đình. Khi kết hôn đòi hỏi sự chín chắn, trưởng thành, chung tay vun đắp cuộc sống gia đình từ cả hai phía.

Những hệ lụy sau ly hôn là con cái và chính bản thân mỗi người đều bị tổn thương. Nhưng nếu trong cuộc sống gia đình phát sinh mâu thuẫn không thể hàn gắn thì cũng vẫn phải chọn giải pháp ly hôn. Quan trọng là trước khi kết hôn cần xác định trước các vấn đề gặp phải và chuẩn bị chu đáo để làm một người vợ, người chồng, người cha, người mẹ có trách nhiệm với gia đình mình. Nhìn từ góc độ xã hội cần có sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho mọi người dân nhất là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Mặt khác, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tệ nạn xã hội phát sinh. Mỗi người cần nêu cao trách nhiệm của mình trong gia đình, dẹp bỏ bớt cái “tôi” có nhân, rèn luyện kỹ năng sống biết chia sẻ, nhường nhịn, tự điều chỉnh để vợ chồng hòa hợp. Cần có sự nhìn nhận nghiêm túc từ mỗi người để mỗi gia đình thực sự là một tế bào của xã hội.
Quốc An