• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Miền đất khát Thọ Sơn đang cần giải hạn

Một ngày đầu mùa khô, trong cái nắng như đổ lửa, chúng tôi ngược về xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ao hồ, suối nước cạn khô, những cây cà phê héo úa và không thể nở hoa vì nắng hạn, cây điều vào độ trổ hoa nhưng thiếu nước tưới nên nguy cơ mất trắng đang hiện rõ. Nước để sinh hoạt, nước cho sản xuất – nhu cầu không thể thiếu của hàng nghìn người dân nơi đây ngày càng trở nên cấp bách khi mà năm nay hạn hán lại tiếp tục hoành hành.

22/02/2011 15:16
Mùa khô mới bắt đầu, nhưng người dân ở 7 thôn trong xã Thọ Sơn đã tính chuyện khoan giếng, đào hồ lấy nước, bởi những giếng, những hồ đào từ năm trước đã cạn. Khó khăn nhất trong diện thiếu nước là người dân ở thôn Sơn Tùng. Toàn thôn có hơn 120 hộ dân, gần như tất cả phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào 2 cái giếng bên bờ suối. Anh Quách Thế Huyên, tổ 2, thôn Sơn Tùng cho biết: Ở cái giếng này, chiều về nhộn nhịp lắm, cả thôn tắm giặt ở đây, rồi lấy nước ở đây về nấu nướng. Đôi khi gia súc còn tắm ở trong giếng, biết là bẩn nhưng chúng tôi không còn nguồn nước nào khác.
Bao đời nay, người dân thôn Sơn Tùng trông vào nguồn nước ở đây, nước lên rẫy, nước sinh hoạt, họ đều lấy từ đây. Đi dọc bờ suối, chúng tôi bắt gặp chi chít những cái hố nho nhỏ chứa trong đó chừng vài lít nước rỉ ra từ lòng đất. Theo người dân, những cái hố như thế này do người dân đào để lấy nước, bởi 2 cái giếng không cung cấp đủ nước trong suốt mùa khô. Thiếu nước sinh hoạt nên người dân nơi đây phải đi mua, giá một xe nước là 120 nghìn, gia đình nào ít người và dùng tiết kiệm thì sử dụng được 1 tuần. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện đi mua nước. “Cứ nắng hạn như thế này thì ít hôm nữa là hai cái giếng này sẽ cạn khô, đến lúc đó người dân ở đây phải đi sâu vào trong rừng gùi nước về dùng” - Ông Điểu Xon, Trưởng thôn Sơn Tùng, xã Thọ Sơn, cho biết.
Không chỉ cung cấp nước sinh hoạt, con suối chảy qua thôn Sơn Tùng còn là nguồn nước chính để người dân sản xuất. Anh Điểu Blong, thôn Sơn Tùng cả ngày túc trực bên bờ suối để lấy nước tưới cây, cho biết: Năm nay mới đầu mùa khô mà suối đã hết nước, gia đình trồng 7 sào cà phê xen trong 7 hécta điều nhưng không đủ nước tưới nên hoa cà phê không thể thụ phấn, kết trái.
Đa số người dân ở xã Thọ Sơn đã đào hồ, đào giếng, khoan giếng nhưng rồi giếng chỉ đào sâu được chừng 10m là gặp phải đá bàn (phải đào sâu hơn 30m may ra mới có nước). Còn giếng khoan, nhiều hộ đã bỏ hàng trăm triệu đồng khoan sâu tới hơn 100m nhưng nguồn nước vẫn “bặt vô âm tín”. Để tìm nguồn nước tưới cây, gia đình anh Nguyễn Văn Thức, thôn Sơn Hiệp, xã Thọ Sơn, tính đến thời điểm này đã thuê người đào tới 3 cái giếng, nhưng cả 3 lần đào giếng là 3 lần gặp nền đá cứng nên đành…chào thua. Không đào được giếng, gia đình anh thuê thợ khoan, khi chúng tôi đến thì trong vườn nhà anh Thức đã có tới 7 cái giếng khoan với độ sâu trên dưới 100m. Song cả 7 công trình với hơn 200 triệu đồng vay ngân hàng của nhà anh đến nay… chỉ cho được vài lít nước!
Rời thôn Sơn Hiệp, chúng tôi đến các thôn Sơn Hòa, Sơn Thủy, Sơn Lập,… xã Thọ Sơn. Len theo những con suối trong các thôn, bản, đâu đâu cũng thấy tình trạng đất khô, suối cạn, nhiều nơi còn bắt gặp các hồ nước cạn khô, nay thành chỗ cho trâu bò gặm cỏ. Theo phản ánh của người dân, năm nào mùa khô ở đây cũng thiếu nước, nhưng chưa có năm nào thiếu nước trầm trọng như năm nay (kể cả trận nắng hạn lịch sử năm 2005). “Trong hơn 10 năm qua, năm nay nắng hạn trầm trọng nhất, đã 4 tháng qua trời không mưa, nếu không sớm khắc phục được tình trạng thiếu nước sản xuất thì sản lượng điều và cà phê trong toàn xã sẽ giảm hơn một nửa. Nguy cơ nghèo và tái nghèo đang hiện rõ” - Ông Nguyễn Minh Tưởng, Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn khẳng định.
Cũng theo ông Tưởng, toàn xã Thọ Sơn hiện nay chỉ có duy nhất một công trình thủy lợi thuộc thôn Sơn Lợi. Công trình này chỉ đủ tưới tiêu cho khoảng 100 hécta cây cà phê. 6 thôn còn lại của xã không tìm đâu ra nước để tưới cho cây trồng. Mặc dù mới bước vào đầu mùa khô nhưng xã Thọ Sơn đã có hơn 700 hécta cây cà phê đang thiếu nước tưới. Tìm hiểu được biết, trong những năm qua xã Thọ Sơn đã có 2 dự án công trình thủy lợi, song cho đến nay, cả 2 dự án đó… chỉ nằm trên giấy!
Năm 2010, xã Thọ Sơn được đầu tư hệ thống trạm bơm nước sinh hoạt với công suất 790m 3 /ngày đêm, tổng kinh phí cho công trình này gần 1,4 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện tại công trình cấp nước sạch này chỉ đạt công suất 30m 3 /ngày đêm và chỉ đủ phục vụ cho 83 hộ dân thuộc thôn Sơn Thủy (sống gần công trình cấp nước).
Theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, mùa khô năm 2011 tỉnh sẽ có gần 12.600 hécta cây trồng thiếu nước tưới và 20% dân số thiếu nước sinh hoạt. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong mùa khô, Bình Phước cần ít nhất 40 tỷ đồng, trong đó tỉnh phải chi khẩn cấp 10 tỷ để chống hạn.
Miền đất khát Thọ Sơn đang cần được giải hạn. Người dân nơi đây đang cần đến chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn hơn bao giờ hết. Và để tránh một vụ mùa mất trắng, thiết nghĩ các cấp chính quyền tỉnh Bình Phước cần gấp gáp đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu.
Công Phong