• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mở rộng diện tích trái cây đặc sản xuất khẩu

(Chinhphu.vn) - Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn 3 năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản.

17/06/2013 15:12

Ảnh minh họa

Như vậy, tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng được nâng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản chuyên canh nói trên nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu.

Viện Nghiên Cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ cũng đã thực hiện thành công ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỷ lệ trái xoài đạt phẩm chất; bảo quản bưởi Năm Roi, cam sành tươi trong hai tháng, trái thanh long bảo quản được sáu tuần nhằm phục vụ xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc 161.000 tấn trái cây đặc sản.

Thùy Trang