• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mòn mỏi chờ đất tái định cư

Gia đình ông Trần Văn Nhọn, 80 tuổi, ở ấp 4, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát (Bình Dương) vốn có vườn tiêu và bưởi, mỗi năm cho thu hoạch 20 triệu đồng, giờ thì trắng tay. Nhận được số tiền đền bù ít ỏi, ăn dần đã cạn; bà vợ ông đau yếu chỉ mong có đất tái định cư để dựng một ngôi nhà và được nhìn thấy trước khi chết nhưng đã không thể thực hiện được. Câu chuyện đau lòng ấy xảy ra giữa một khu đô thị văn minh, khu biệt thự cao cấp của Công ty cổ phần Minh Long, được cấp phép xây dựng năm 2005. Quá trình giải tỏa dự án, với chính sách kèm theo là cấp đất tái định cư song chưa bàn giao đất tái định cư, chủ đầu tư dự án “thẳng tay” dùng máy ủi dọn sạch vườn tiêu, cao su, vườn tược của người dân, chặt phá cây cối, đất bỏ trống không một bóng dáng nhà đầu tư xây dựng.

27/10/2010 17:20
Ông Nhọn chống gậy ra bãi đất hoang, nhìn về vườn tiêu tiêu điều, buồn rầu nói: Năm 2005, Công ty Minh Long 2 xin chủ trương và được UBND tỉnh Bình Dương chấp nhận tại Công văn số 2995/UB-SX do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Kim Vân ký, đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp trên diện tích hơn 10ha tại ấp 4, xã Thới Hóa, huyện Bến Cát. Để thực hiện dự án, nhiều hộ nông dân vui vẻ nhận tiền đền bù, giao đất cho doanh nghiệp triển khai nhanh dự án với hy vọng sớm có nền đất tái định cư để xây dựng lại nhà khang trang trong khu phố thị mới, người thu nhập thấp có cơ hội mua nhà ở trong khả năng điều kiện tài chính hạn hẹp. Thế nhưng dân cứ mỏi cổ chờ, chờ năm này qua năm khác còn chủ đầu tư “treo” dự án bất động. Hồi trước, ông Nhọn còn vườn tiêu, bưởi đến mùa thu nhập đủ nuôi sống tuổi già, nay sống trơ trọi giữa bãi đất hoang chịu cái nắng chang chang. Số tiền đền bù nay đã ăn mòn gần hết mà chờ hoài chẳng thấy đất xây nhà mới. Căn nhà quá cũ đã xuống cấp thê thảm. Cơn mưa giông hồi cuối tháng 9, căn nhà như muốn xiêu vẹo, mái bị dột nát phải sống tạm bợ. Bà Nguyễn Thị Nứa, 70 tuổi, trước đây chỉ thu hoạch hoa màu trên đất cũng có mươi triệu đồng, nay đành ngồi nhìn đất bỏ hoang. Các con cháu ông Nhọn phải chạy đôn chạy đáo người làm công nhân, người chạy xe ôm kiếm sống, còn khu vườn họ đang sống bỏ trống trơ. Mười mấy hộ dân sống trong cảnh ăn không ngồi rồi, số tiền đền bù mấy chục ngàn đồng/m2 đã ăn hết từ lâu, ông Trần Văn Lá chua xót cho biết.
Trong khi đó, tại Công văn số 4492/UBND-SX ngày 8/10/2007 do Phó Chủ tịch Trần Thị Kim Vân ký lại chấp thuận cho Công ty TNHH Ming Long 2 được chuyển mục đích đầu tư từ dự án “ nhà ở cho người thu nhập thấp” sang dự án xây dựng “khu dân cư” và sau đó chuyển đổi thêm một lần thứ 3 biến khu dân cư thành khu biệt thự cao cấp. Thêm vào đó, Công ty TNHH Minh Long 2 được chuyển thành Công ty cổ phần Minh Long trên liên kết các nhà đầu tư nhằm đẩy mạnh triển khai dự án. Đến nay qua 5 năm, trải qua 3 đời giám đốc, dự án vẫn nằm im “thi gan” với nỗi đau mỏi mòn chờ đợi của người dân.
Vì sao dự án trải qua nhiều lần thay đổi phương thức đầu tư, chuyển đổi tên công ty, thay nhiều lần giám đốc mà UBND tỉnh Bình Dương đều chấp thuận văn bản; nhằm mục đích kéo dài thời gian hay cố tình trì hoãn, chiếm dụng đất để trục lợi? Điều đáng nói là dự án kéo dài đã nhiều năm, UBND tỉnh biết rất rõ, thay vì thu hồi dự án thì lại buông xuôi theo dòng.
Dương Chí Tưởng