• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một hãng hàng không của Việt Nam sẽ mở đường bay sang Tây Ban Nha

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thông báo, một hãng hàng không của Việt Nam đồng ý sẽ mở đường bay sang Tây Ban Nha nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giao thương và du lịch giữa hai nước.

02/03/2023 20:46
Một hãng hàng không của Việt Nam sẽ mở đường bay sang Tây Ban Nha - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Tây Ban Nha, diễn ra tại Thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) sáng 2/3 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng cho biết thông tin trên khi phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Tây Ban Nha, diễn ra tại Thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) sáng 2/3.

Thông tin trên được các doanh nghiệp tham dự diễn đàn nhiệt liệt đón nhận. Đây cũng là mong ước của cộng đồng người Việt Nam tại Tây Ban Nha chuyển đến Phó Thủ tướng trong buổi gặp mặt thân mật chiều 1/3.

Phó Thủ tướng cho biết, ngay sau cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto, ông đã điện cho lãnh đạo một hãng hàng không trong nước về khả năng mở đường bay đến Tây Ban Nha và nhận được câu trả lời nêu trên.

Việt Nam chứng tỏ nỗ lực bền bỉ, khả năng phục hồi nhanh, thích ứng linh hoạt

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Tây Ban Nha là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để hai bên cùng trao đổi về những ý tưởng, cơ hội mới nhằm đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong những năm gần đây, sự biến động hết sức phức tạp trong tình hình chính trị, an ninh thế giới, cùng với hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực và đặt ra những khó khăn lớn cho kinh tế thế giới, gây đình trệ sản xuất, gián đoạn các dòng vốn đầu tư, đứt gãy các chuỗi cung ứng, suy giảm tăng trưởng ở quy mô toàn cầu, đòi hỏi các nền kinh tế phải đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu, điều chỉnh hoặc chuyển đổi mô hình phát triển để thích ứng với tình hình mới.

Trong hơn 3 năm qua kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, kinh tế VIệt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với những quyết sách đúng đắn và các biện pháp ứng phó kịp thời, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trở thành điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực.

Năm 2022 là năm đầu tiên quy mô nền kinh tế Việt Nam vượt mốc 409 tỷ USD với mức tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong 10 năm qua; vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua; kim ngạch xuất khẩu đạt 732,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 30 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đạt 3,7 triệu lượt người, tăng hơn 20 lần so với năm 2021.

Những kết quả trên là minh chứng rõ nét cho nỗ lực bền bỉ, khả năng phục hồi nhanh, năng lực thích ứng linh hoạt cũng như tiềm năng phát triển bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và đưa ra nhiều dự báo khả quan về triển vọng phát triển của Việt Nam trong những năm tới. Mặc dù kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái, song hầu hết các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 6,3-7%.

Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, 67% doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao các chính sách của Chính phủ Việt Nam và cam kết mở rộng đầu tư.

Tổ chức Nikkei Asia đánh giá, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 8 trên thế giới về đà phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi đó tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức ổn định (BB) lên mức BB+, triển vọng "ổn định", đưa Việt Nam trở tành một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm trong năm 2022.

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2030 và 2045, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng, quyết tâm thực hiện 3 đột phá chiến lược: Hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong tiến trình đó, Việt Nam chú trọng tới việc ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác có hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, coi đó là đọng lực cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn có sự đồng hành và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Tây Ban Nha, với chất lượng, hiệu quả, công nghệ cao và bảo vệ môi trường là những tiêu chí chủ yếu, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sang tạo, nghiên cứu phát triển.

Một hãng hàng không của Việt Nam sẽ mở đường bay sang Tây Ban Nha - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn có sự đồng hành và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Tây Ban Nha - Ảnh: VGP/Hải Minh

Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên

Đối với Tây Ban Nha, Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên trong EU thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, mở ra chặng đường mới đưa quan hệ hai nước phát triển nhanh, toàn diện và đạt nhiều kết quả tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế-thương mại-đầu tư tiếp tục là một trong những lĩnh vực trụ cột và động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước.

Về đầu tư, Tây Ban Nha đứng thứ 45/152 quốc gia va vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, với 88 dự án có tổng vốn đăng ký trên 143 triệu USD. Việt Nam có 4 dự án đầu tư sang Tây Ban Nha với tổng số vốn hơn 64 triệu USD.

Về thương mại, Tây Ban Nha hiện là đối tác lớn thứ 8 của Việt Nam trong EU, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 và nhập khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch song phương đạt 3,54 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2021, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.

Hai nước đã ký kết và tham gia nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế ở cả cấp độ song phương va đa phương, như: Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư năm 2017; Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU. Đây là những cơ sở quan trọng để đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh và vững chắc hơn.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, những kết quả hợp tác về kinh tế là đáng khích lệ, nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hợp tác của cả hai bên.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tối đa Hiệp định EVFTA; triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ ký năm 2017, đồng thời nỗ lực tháo gỡ khó khăn vướng mắc và thống nhất các biện pháp thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa kim ngạch song phương lên 5 tỷ USD như Thủ tướng hai nước đã thống nhất tại cuộc gặp tháng 12/2022.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Tây Ban Nha đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, như công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, giao thông vận tải, công nghệ thông tin.

Việt Nam cũng sẽ đối thoại và phối hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp để cùng chung tay hiện thực hóa các mục tiêu phát triển chung, cũng như tận dụng hiệu quả mạng lưới 15 FTA mà Việt Nam đã tham gia với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Để đạt mục tiêu giảm phác thải ròng bằng "0" vào năm 2050, Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác tích cực của cộng đồng doanh nghiệp Tây Ban Nha thông qua chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, phát triển thể chế và đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi này.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng Tây Ban Nha đẩy mạnh chuỗi cung ứng toàn cầu với sự hỗ trợ về tài chính và hậu cần của Tây Ban Nha thông qua việc thiết lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp giữa Việt Nam, Tây Ban Nha và đối tác châu Phi, Mỹ La tinh nhằm góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Hải Minh