• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012

Năm 2011, với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục ổn định và đạt được nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 14,33%; kim ngạch xuất khẩu tăng 40% so với năm trước; thu ngân sách đạt dự toán; chất lượng giáo dục được nâng lên; công tác cứu đói, cứu rét, phòng chống dịch bệnh trên người, chống hạn v.v... được chỉ đạo triển khai kịp thời và đạt kết quả tích cực; hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ở cơ sở được đẩy mạnh. Đàn bò lai ở Kon Tum - Ảnh: V.Nhiên. Phát triển các diện tích cây cao su - Ảnh: Khoa Điềm.

03/02/2012 13:30
Bên cạnh những thành quả nêu trên, còn có một số tồn tại, đó là: tăng trưởng kinh tế tương đối cao nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, kiểm soát, khống chế dịch bệnh trên gia súc chưa kịp thời, để tái phát bệnh LMLM; doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh gặp khó khăn, nhất định do chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt; chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển...
Đàn bò lai ở Kon Tum - Ảnh: V.Nhiên.
Để kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, đạt kế hoạch đề ra trong năm 2012 cần có một số giải pháp cụ thể; đó là: Tiếp tục kiềm chế lạm phát; tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ thị trường, chống đầu cơ nâng giá, ngoài những biện pháp trên UBND tỉnh, các ngành chức năng cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng cường, mở rộng nhóm mặt hàng, địa điểm bán hàng bình ổn giá tùy vào từng thời điểm cụ thể, bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, dịch vụ trong mọi tình huống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý để nâng cao chất lượng tăng trưởng. Chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý chú trọng đầu tư cho nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ, cụ thể như tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đồ án quy hoạch trên địa bàn, nhất là đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và đô thị Kon Plông. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại khu trung tâm khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Ngọc Hồi). Lập dự án dãn dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Kon Tum và dự án sắp xếp lại dân cư ở một số làng người dân tộc thiểu số trong nội thành phố theo hướng kết hợp du lịch văn hóa với phát triển ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên vẫn phải đầu tư có hiệu quả cho ngành nông nghiệp trong đó phối hợp chặt chẽ và quản lý có hiệu quả các dự án về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đưa các ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước tiếp tục phát triển. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp đang đầu tư, đặc biệt là dự án Nhà máy giấy và bột giấy Tân Mai, thủy điện Thượng Kon Tum... chọn lựa và tập trung xây dựng sản phẩm có thương hiệu của tỉnh. Tăng cường quản lý Nhà nước về khoáng sản, triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược khoáng sản Việt Nam đến năm 2020.
Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, nâng giá để bình ổn giá cả thị trường trong nước, trong tỉnh đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh; bên cạnh đó cần có cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất phù hợp. Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất sản phẩm; đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo mùa vụ như: mía đường, tinh bột sắn cần có kế hoạch hợp đồng vùng nguyên liệu để đảm bảo tiến độ thời gian khi vào vụ sản xuất chế biến. Các doanh nghiệp trên địa bàn cần chủ động có kế hoạch mở rộng thị trương tìm mọi khả năng tăng xuất khẩu các thị trường quen thuộc và tăng cường hơn nữa việc thâm nhập thị trường mới nổi như châu Phi, châu Mỹ...
Phát triển các diện tích cây cao su - Ảnh: Khoa Điềm.
Về đầu tư phát triển: Năm 2012, cần ưu tiên cân đối ngân sách thực hiện các công việc hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum, kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh. Tiếp tục đầu tư phát triển ba vùng kinh tế động lực của tỉnh, trung tâm hành chính huyện Kon Rẫy và Ngọc Hồi; đầu tư các công trình trọng điểm 5 năm giai đoạn 2011-2015; đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư công trình, dự án cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai; các dự án cấp bách thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; các dự án thuộc 2 huyện nghèo, các cầu yếu có nguy cơ sập, dự án phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và các công trình hoàn thành trong năm 2012 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Tiếp tục tạo điều kiện cho nhà đầu tư, chủ đầu tư thực hiện các công trình, dự án có quy mô lớn như: Quốc lộ 24 (giai đoạn 1 - đoạn qua đèo Măng Đen; đoạn qua trung tâm hành chính huyện Kon Rẫy (mới) và cầu Kon Brai); đường Trường Sơn Đông, đường Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh... Thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư lớn. Tập trung và huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm, các công trình tại ba vùng kinh tế động lực của tỉnh, các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia... Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình, dự án. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển, không để đơn vị thi công chiếm dụng và sử dụng vốn sai mục đích. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng minh bạch thủ tục cho vay, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp.
Về công tác an sinh xã hội: Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công, chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm, tạo điều kiện để các hộ cận nghèo không tái nghèo. Triển khai nhân rộng mô hình hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững thông qua chương trình hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền. Tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/QĐ-TTg, gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc kiến trúc nhà ở của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Bài: Cao Cường