• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một số vấn đề gợi mở từ cuộc Tổng điều tra dân số

(Chinhphu.vn)- Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở vừa được công bố, đã hé mở một số vấn đề trong thời gian tới đối với chính sách về dân số.

09/08/2019 16:10

Trước hết cần so sánh một số chỉ tiêu về dân số và có liên quan đến dân số giữa 2 thời điểm Tổng điều tra (1/4/2009 và 1/4/2019).

Một số chỉ tiêu về dân số qua 2 thời điểm tổng điều tra (2009 và 2019)

 

Đơn vị tính

2009

2019

1. Tổng số dân (1)

Triệu người

85,81

96,21

2. Tốc độ tăng dân số bình quân 10 năm (2)

%

1,18

1,14

3. Tỷ lệ dân số đô thị (1)

%

29,6

34,4

4. Số nhân khẩu bình quân 1 hộ (1)

Người

3,8

3,5

5. Tốc độ tăng bình quân năm về GDP (3)

%

6,67

6. Tốc độ tăng bình quân năm về lương thực (3)

%

0,25

7. Tốc độ tăng bình quân năm về sản lượng điện (3)

%

9,02

8. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết (1)

%

94,0

95,8

9. Mật độ hộ không có nhà ở/10000 hộ (1)

Phần vạn

4,7

1,8

10. Tỷ lệ hộ sống trong nhà kiên cố, bán kiên cố (1)

%

84,2

93,1

11. Diện tích nhà ở bình quân đầu người (1)

m2

16,7

23,5

Nguồn: - Tổng cục Thống kê;

            - (1) Tại thời điểm 2 cuộc Tổng điều tra;

            - (2) Bình quân 1989-1999;

            - (3) Bình quân 1999-2019.

Chính sách về dân số và các chính sách có liên quan đến dân số trong thời gian qua đã phát huy kết quả tích cực về nhiều mặt.

Tốc độ tăng dân số của Việt Nam hiện có một số điểm đáng lưu ý. Tốc độ tăng bình quân năm của 10 năm nay thấp hơn của 10 năm trước đó (1,14% so với 1,18%). Tốc độ tăng dân số hiện nay (1,05%) thấp rất xa so với 3-4 thập kỷ trước nữa (trên dưới 3%/năm). Đây cũng là tốc độ tăng thuộc loại thấp so với nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, tốc độ tăng dân số thấp và chậm lại là kết quả tích cực của chính sách dân số với nội dung chủ yếu là sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện từ rất sớm, kéo dài trong nhiều năm, với nhiều biện pháp, đưa cơ cấu dân số của Việt Nam vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”- một cơ hội phát triển dốc tỷ lệ lao động/dân số thuộc loại cao.

Đáng lưu ý, sinh đẻ có kế hoạch đã trở thành ý thức tự giác của nhiều cặp vợ chồng, các gia đình ở một số vùng miền trong cả nước. Tỷ suất sinh đã giảm từ 18,6‰ (năm 2005) xuống còn 14,8‰ (năm 2018); tỷ suất tăng tự nhiên dân số giảm tương ứng (từ 13,3‰ xuống còn 7,98‰). Tổng tỷ suất sinh giảm tương ứng (từ 2,11 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ xuống còn 2,05, là ở dưới mức sinh thay thế).

Việc tăng chậm lại của dân số đã góp phần tạo điều kiện để nâng cao hay giảm sức ép về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.

Tốc độ tăng dân số thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng GDP, đã làm cho GDP bình quân đầu người tăng với tốc độ khá cao (trên 5%), đồng nghĩa với tốc độ tăng tổng GDP đạt kết quả thiết thực hơn.

Tốc độ tăng dân số chậm lại, trong khi sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng cao hơn, nên lương thực bình quân đầu người vẫn tiếp tục tăng. An ninh lương thực được bảo đảm, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển toàn diện (rau quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng và giữ rừng, thủy sản), đưa lượng xuất khẩu một số nông, lâm, thủy sản lên đứng thứ hạng cao trên thế giới. Việt Nam có sản lượng lương thực lớn ở bên cạnh những nước có số dân đông, có nhu cầu khá lớn về lương thực trong khi những nước này đang chuyển sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, nên thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Do tốc độ tăng dân số chậm lại đã góp phần vào việc học hành, nâng cao trình độ dân trí khi tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ tăng và hiện đạt ở mức cao (từ 84,2% lên 93,1%, còn tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên hiện không đi học (bao gồm số chưa bao giờ đi học và số trước đi học nay đã nghỉ học) giảm chỉ còn bằng một nửa sau 10 năm (từ 16,4% năm 2009 xuống còn 8,3% năm 2019).

Dân số tăng chậm lại và ở mức thấp hơn tốc độ tăng diện tích xây dựng nhà ở, nên đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ không có nhà ở, tăng diện tích nha ở bình quân đầu người, tăng tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố.

Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở cũng gợi mở một số vấn đề về chính sách dân số và các chính sách trong thời gian tới.

Theo đó, có thể nói chính sách sinh đẻ có kế hoạch đã hoàn thành được sứ mệnh của mình khi tỷ suất sinh thấp, tỷ lệ tăng tự nhiên thấp, đặc biệt là đối với khu vực thành thị, các đô thị lớn; tổng tỷ suất sinh đã xuống dưới mức sinh thay thế...

“Cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam có đặc điểm diễn ra trong điều kiện già hóa dân số diễn ra sớm, nhanh, thậm chí “đan xen” với “cơ cấu dân số vàng”, làm cho “cơ cấu dân số vàng” diễn ra nhanh và có thể sớm kết thúc (chỉ dưới 20 năm nữa), làm cho đất nước đứng trước nguy cơ “chưa giàu đã già”. Cơ cấu dân số già đang là một nguy cơ đối với nhiều nước, kể cả những nước có thu nhập cao, nhưng đối với các nước có thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp thì ảnh hưởng còn nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm...

Mặc dù bình đẳng giới được quan tâm, đã có nhiều cải thiện, nhưng bất bình đẳng giới còn thể hiện trên một số mặt. Tỷ số giới tính hiện ở mức 99,1 nam/100 nữ - tức là vẫn còn thấp hơn 100, nhưng ở khu vực nông thôn đã ở mức 100,5 nam/100 nữ. Đó là tổng số dân, vì ở lứa tuổi cao nữ thường nhiều hơn nam (tuổi thọ của nữ cao hơn của nam tới 2-3 năm), còn ở lứa tuổi thấp nữ ít hơn nam, trong khi tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh hiện đã ở mức 112,2 nam/100 nữ. Đây là chỉ tiêu quan trọng và có thể được coi là gốc của tư duy về bình đẳng giới. Do vậy, nguy cơ mất cân bằng giới tính ở nước ta có thể sẽ xảy ra như ở một số nước...

Ngọc Lâm