• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một tuần tiễn biệt bốn nhà làm văn nghệ lớn

(Website Chính phủ) - Chỉ trong một tuần qua, bốn nhà làm nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam đã về với cát bụi. Đó là tác giả của "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây", Phạm Tiến Duật (mất ngày 4/12/2007), tác giả của "Núi đôi", Vũ Cao (mất ngày 3/12/2007), tác giả của "Đồng chí", Chính Hữu (mất ngày 27/11/2007) và tác giả của "Mẹ vắng nhà", đạo diễn Nguyễn Khánh Dư (mất ngày 3/12/2007).

06/12/2007 10:15

Nhà thơ Phạm Tiến Duật

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 14/1/1941 tại Thanh Ba, Phú Thọ, trong một gia đình có cha là nhà giáo còn mẹ làm ruộng. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông nhập ngũ và chiến đấu hơn chục năm trời trên tuyến đường Trường Sơn.

Hòa bình lập lại, nhà thơ trở về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Trước khi lâm trọng bệnh, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn.

Những năm tháng chiến tranh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ Phạm Tiến Duật. Với những bài thơ nổi tiếng như: Nhớ, Tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong..., Phạm Tiến Duật được coi là "ngọn lửa đèn" của một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, đã làm khởi sắc thơ Việt Nam những năm khói lửa.

Thơ ông hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu tính lạc quan với những phát hiện thú vị, đầy chất lính. Các tập thơ chính của Phạm Tiến Duật gồm Vầng trăng quầng lửa (1970); Thơ một chặng đường (1971), Ở hai đầu núi ( 1981), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997), Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2007)...

Ông mất đi, đã để lại nhiều tiếc thương cho công chúng yêu thơ, bạn bè đồng nghiệp và những người thân thiết. Nhà nước đã tặng ông Huân chương Lao động hạng Nhì trước khi ông mất. Lễ viếng sẽ bắt đầu vào sáng thứ Ba, 11/12/2007 tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Nhà thơ Vũ Cao

Nhà thơ Vũ Cao vừa từ trần sáng 3/12/2007 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.

Nhà thơ Vũ Cao tên thật là Vũ Hữu Chỉnh. Ông sinh năm 1922 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định trong một gia đình Nho học. Nhà thơ Vũ Cao là anh ruột của hai nhà văn Vũ Ngọc Bình và Vũ Tú Nam.

Nhà thơ Vũ Cao tham gia kháng chiến từ sau Cách mạng tháng Tám, làm phóng viên báo Chiến sĩ quân khu IV, Vệ quốc quân, Quân đội nhân dân... Sau năm 1975, nhà thơ ông từng là Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.

Ngoài thơ, Vũ Cao còn viết truyện ngắn, truyện dài, với những sáng tác chính như Truyện một người bị bắt (truyện dài - 1957); Những người cùng làng (truyện dài - 1960), Từ một trận địa (tập truyện ngắn - 1966), Sớm nay (tập thơ - 1963), Đèo trúc (tập thơ - 1973)... Tác phẩm của ông thường ngợi ca tình yêu tổ quốc và tình người cao đẹp trong chiến tranh. Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Lễ an táng nhà thơ Vũ Cao sẽ diễn ra vào ngày 8/12 tại Nghĩa trang Thanh Tước (Vĩnh Phúc).

Nhà thơ Chính Hữu

Chiều 27/11/2007, nhà thơ Chính Hữu, tác giả của "Đồng chí", "Đầu súng trăng treo" đã qua đời tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội.

Sinh ngày 15/12/1926 tại Vinh, nhà thơ Chính Hữu (tên thật là Trần Đình Đắc) đã tham gia quân đội ngay từ ngày đầu kháng chiến. Và cả cuộc đời thơ ca của ông cũng gắn với hình ảnh người lính.

Những bài thơ như "Ngày về", "Đồng chí" của ông một thời gian dài là "hành trang" cho những người lính ra trận. Hai tập thơ "Đầu súng trăng treo" và "Thơ Chính Hữu" của ông cũng chính là những "tượng đài" lớn trong nền thi ca cách mạng Việt Nam. Với những đóng góp của mình, nhà thơ Chính Hữu đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt II về văn học nghệ thuật.

Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư

Nghệ sỹ nhân dân - đạo diễn Nguyễn Khánh Dư, tác giả của rất nhiều bộ phim như: Mẹ vắng nhà, Đàn chim trở về, Sơn ca trong thành phố, Không có đường chân trời, Học trò thủy thần... đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12 giờ 10 phút ngày 3/12 sau một thời gian dài lâm bạo bệnh.

Ông sinh ngày 2/9/1933 tại Cao Bằng. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông đến với điện ảnh từ Việt Bắc - Đồi Cọ. Từ năm 1954, ông bắt đầu cầm máy quay và là tác giả phần hình của rất nhiều phim như: Một ngày đầu thu, Chị Tư Hậu, Ga, Người chiến sĩ trẻ, Độ dốc, Hai bà mẹ, Đất Dừa... Sau năm 1975, ông bước vào sự nghiệp đạo diễn. Bộ phim xuất sắc "Mẹ vắng nhà" của ông đã đoạt giải Bông sen Vàng tại Liên hoan Phim Quốc gia năm 1980 và một số giải quốc tế khác... Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước với bộ 3 phim truyện: Đứa con nuôi, Mẹ vắng nhà, Bọn trẻ.

Đức Tuân

(Tổng hợp)