Trước khi xuất hiện cơn mưa này, diện tích rừng tràm ở Cà Mau bị khô hạn khá lớn với hơn 19.000 ha rừng dự báo cháy cấp II và cấp III; tập trung ở Vườn Quốc gia U Minh hạ, Phân trường Trần Văn Thời, U Minh I, U Minh II và Phân trường 30/4 thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp U Minh hạ. Cơn mưa lớn kéo dài xuất hiện làm tăng độ ẩm trên lâm phần, bổ sung lượng nước khá lớn cho rừng, lớp thực bì không còn khả năng bắt lửa, lớp than bùn ngấm nước... Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều đơn vị chủ rừng, cơn mưa nói trên đã rửa trôi lớp phèn trên thực bì nên khi nắng trở lại nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao và khi cháy với tốc độ nhanh rất khó dập tắt lửa. Vì vậy, các đơn vị chủ rừng không được chủ quan, lơ là với công tác phòng chống cháy rừng, cần chủ động tuần tra, kiểm soát trên lâm phần bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
Lê Huy Hải