Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế vừa có hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Điều 22 Luật BHYT, trong đó có nội dung từ 1/1/2021 người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT chi trả các chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đúng tuyến.
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Nguyễn Ngọc Vũ (tỉnh Quảng Ngãi) là thương binh ¼, tỷ lệ thương tật 81%, là cán bộ hưu trí có 2 thẻ BHYT mã thẻ CC1 và HT3. Ông Vũ hỏi, BHXH huyện chuyển mã BHYT của bố ông thành HT1 có đúng không? Bố của ông có được hưởng mã CC1 không?
(Chinhphu.vn) - Ông Đặng Khoa (tỉnh Quảng Nam) hỏi, trường hợp tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, đồng chi trả trong năm hết 6 tháng lương cơ sở (từ ngày 1/7/2019 là 8.940.000 đồng) thì khi vào bệnh viện dù là bệnh gì cũng chỉ được thanh toán bằng hoặc thấp hơn số tiền nêu trên không?
(Chinhphu.vn) - Bố đẻ của bà Hoàng Trần Phương Chi (TPHCM) sinh ngày 1/7/1959, tham gia quân đội 10 năm ở Campuchia, sau đó ra quân. Từ năm 2008 đến năm 2018 làm việc tại doanh nghiệp, đã đóng BHXH được 20 năm. Tháng 9/2018 bố bà Chi nghỉ việc, ngày 20/12/2018 có quyết định giám định mất sức lao động.
(Chinhphu.vn) – Em gái ông Y Van (tỉnh Phú Yên) đang điều trị tại Bệnh viện nhân dân 115 TP. Hồ Chí Minh, bị thiếu canxi, chấn thương dây thần kinh ngoại biên, phải thay huyết tương, mỗi lần thay gia đình phải đóng 20 triệu đồng, phải tự mua đồ dùng phục vụ quá trình thay huyết tương, đóng 5 lần không được hưởng BHYT.