• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Muốn quy định rõ hơn về quy hoạch và thu hồi đất

(Chinhphu.vn) – Ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của người dân gửi qua Cổng TTĐT Chính phủ đều muốn trong Hiến pháp quy định rõ về quy hoạch và thu hồi đất.

15/03/2013 15:10

Một số ý kiến người dân gửi về Cổng TTĐT Chính phủ cho rằng chỉ nên quy định thu hồi đất cho an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, những dự án phát triển kinh tế có tính chất quốc kế dân sinh, trong trường hợp cần thiết để thực hiện các dự án phát triển KTXH vì lợi ích công cộng, Nhà nước trưng mua…

Khoản 1 Điều 58 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật”.

Ông Vũ Trấn Sơn (Hải Phòng, bichhang32a@...) cho rằng nội dung nêu trên vẫn chưa rõ ràng cụ thể. Do đó, ông Sơn góp ý bổ sung thêm cụm từ “quy định của…” vào trước từ “pháp luật”.

Ông Sơn phân tích: Thêm 3 chữ “quy định của” trước từ “pháp luật” để cho quy định không bị mù mờ, chung chung, buộc các tổ chức, không đứng trên pháp luật, mà cùng với nhân dân bình đẳng, thực thi theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề thu hồi đất đai, theo ông Sơn, chỉ nên quy định, thu hồi đất cho an ninh quốc phòng, công cộng quốc gia, những dự án phát triển kinh tế có tính chất quốc kế dân sinh.

Về khoản 3 Điều 58, ông Kiều Ngọc Tuấn (Hà Tĩnh,  kieungoctuanttht@...) thì đề nghị sửa quy định này để Nhà nước chỉ thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật, trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai hoặc vì lợi ích quốc gia.

Còn trong trường hợp cần thiết để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng, Nhà nước trưng mua theo giá tương đương với giá thị trường hoặc trưng dụng có bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Thể thức trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.

Theo ông Trần Quốc Chinh (Bà Rịa – Vũng Tàu, quocchinhvt@...), khoản 2 Điều 58 nên bỏ đoạn “Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích” và để cho Luật Đất đai quy định về vấn đề này. Hiến pháp chỉ xác định các vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc.

Đối với khoản 3 Điều 58 của Dự thảo, ông Chinh góp ý nên quy định thêm: “việc thu hồi đất do luật định” để hạn chế sự tùy tiện từ phía các cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Sau này, khi sửa đổi Luật Đất đai, sẽ đưa những quy định về thu hồi đất vào luật theo hướng liệt kê các trường hợp bị thu hồi cụ thể.

Võ Lan (Đắk Nông, vodailan1953@...) góp ý: Khoản 3, Điều 58 nên tách thành khoản 3, khoản 4: “3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

4. Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội thì nhà nước thực hiện cơ chế trưng mua”.

Ông Hồ Sỹ Thụy (Hà Nội, sythuysbv@...) nêu quan điểm: Để góp phần đảm bảo việc quản lý đất đai theo đúng mục đích sử dụng đất đã được quy định, tránh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện, nhất là vì động cơ cá nhân của người có thẩm quyền, cần bổ sung thêm một ý vào khoản 1 Điều 58 Dự thảo với nội dung là Quốc hội thông qua quy hoạch đất đai trên phạm vi toàn quốc.

Tương ứng với góp ý này, tại Điều 75 Dự thảo, cần bổ sung thêm một khoản quy định với nội dung là Quốc hội quyết định quy hoạch sử dụng đất.

Cũng lưu tâm đến Điều 57 và 58 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Chất Thành (Bắc Ninh, thanhchat@...) cho rằng việc thu hồi đất hiện nay còn nhiều bất cập. Đất thu hồi làm khu công nghiệp nhưng sau đó bỏ hoang, không xây dựng công trình khiến nhiều người dân không có đất để canh tác. Nhiều trường hợp đền bù không thỏa đáng, thời gian chi trả kéo dài khiến nhiều hộ gặp khó khăn trong sản xuất và kinh tế.

Do đó, ông Thành mong muốn, Điều 57, 58 sau khi được thông qua về mặt nội dung sẽ giải quyết được bất cập này.

Ông Thành cũng kiến nghị “nên quy định rõ, nếu đất đai đã thu hồi mà không có phương án sử dụng hợp lý thì trả lại cho người dân theo những phương án thích hợp”.

Trong thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các ý kiến góp ý xây dựng của công dân về Dự thảo được gửi qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ được chuyển đến cơ quan chức năng.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân