• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

MXV: Các mặt hàng kim loại suy yếu, DN sắt thép nội địa gặp khó

(Chinhphu.vn) - Thị trường hàng hóa nguyên liệu tiếp tục đà suy yếu trong giai đoạn đầu tuần này với 2 ngày liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Lực bán áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hoá đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) là Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng.

03/08/2022 11:00

Đáng chú ý, nhóm nông sản và kim loại đang chịu tác động bởi các nguyên nhân khác nhau. Đối với các mặt hàng nông sản, yếu tố thời tiết và mùa vụ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đà suy yếu của giá. Trong khi đó, nhóm kim loại rất nhạy cảm với các thông tin vĩ mô và tình hình sức khỏe nền kinh tế.

Thị trường kim loại đóng cửa ngày 03/08 với sắc đỏ bao trùm gần như tuyệt đối trên bảng giá. Bạc dẫn đầu đà giảm trong nhóm kim loại quý với mức suy yếu 1,1%, đóng cửa ở 20,13 USD/ounce. Bạch kim là mặt hàng duy nhất trong nhóm kim loại kết thúc trong sắc xanh, tuy nhiên cũng chỉ tăng nhẹ 0,38% lên 905 USD/ounce.  

Trong phiên giao dịch hôm qua (02/8), xu hướng nắm giữ tiền mặt với tính thanh khoản cao đẩy đồng USD tăng mạnh 0,75%. Giá bạc chịu áp lực trước đà phục hồi của đồng USD trong phiên. Trong khi đó, với vai trò là kim loại quý hiếm nhất, và do giao dịch ít sôi động hơn so với bạc, dòng tiền trên thị trường bạch kim phản ứng tương đối chậm. Ngoài ra, mức thuế khai thác cao hơn tại Zambia, quốc gia khai thác bạch kim lớn thứ 2 trên thế giới, vẫn đang tạo động lực tăng tới giá mặt hàng này. 

MXV: Các mặt hàng kim loại suy yếu, DN sắt thép nội địa gặp khó - Ảnh 1.

Bảng giá Kim loại kết thúc ngày giao dịch 02/8

Trên thị trường kim loại cơ bản, đồng COMEX diễn biến tương đối giằng co và kết phiên với mức giảm 0,68% xuống mốc 7.756 USD/tấn. Bên cạnh áp lực do các yếu tố địa chính trị làm hạn chế tâm lý rủi ro của các nhà đầu tư, sự suy yếu trong hoạt động sản xuất của các nhà máy tại một số nền kinh tế lớn tiếp tục gây ra lo ngại về suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu tại Trung Quốc đang chịu sức ép do khủng hoảng bất động sản chưa gỡ được nút thắt, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cam kết tạo điều kiện tối ưu cho việc tiếp cận tín dụng nhằm thúc đẩy hoàn thiện các bất động sản dang dở. Khoảng 22% nhu cầu về đồng và khoảng 40% nhu cầu về sắt thép được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc và do đó, niềm tin về thị trường nhà ở suy yếu sẽ tác động gián tiếp tới nhu cầu kim loại cơ bản và đã gây áp lực đến giá.

Tuy nhiên, theo MXV, giá đồng vẫn có dư địa tăng khi nguồn cung toàn cầu cho thấy dấu hiệu thu hẹp. Mặc dù, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm vẫn là thách thức lớn đối với giá kim loại này, nhưng đà giảm có thể được hạn chế nhờ các thông tin về nguồn cung.

MXV: Các mặt hàng kim loại suy yếu, DN sắt thép nội địa gặp khó - Ảnh 2.

Bảng giá thép nội địa ngày 03/8

Không nằm ngoài xu hướng của giá kim loại thế giới, giá thép nội địa cũng đã giảm liên tiếp 11 lần trong gần 3 tháng với tổng mức giảm cao nhất khoảng hơn 3,9 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép, vùng miền. Hiện, giá thép CB240 dao động trong khoảng 15-16,2 triệu đồng mỗi tấn, thép CB300 ở mức 15,8-16,7 triệu đồng/tấn sau lần điều chỉnh giảm gần nhất vào ngày 01/8 vừa qua. Lượng hàng tồn kho quá cao đã khiến các công ty thép buộc phải hạ giá bán nhằm kích cầu, khiến giá thép giảm từ đầu tháng 6. Lượng thép tồn kho nội địa đến hết tháng 5/2022 đã đạt mức kỷ lục là 1,49 triệu tấn tương đương sản lượng tháng 5/2022, cao hơn nhiều so với mức 56% sản lượng tháng trung bình 3 năm 2019-2021.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)