• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mỹ: Mỗi năm có 3000 người tử vong vì thực phẩm

(Chinhphu.vn) - Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi năm ước tính cứ 6 người thì có 1 người bị nhiễm bệnh liên quan đến thực phẩm, trong đó khoảng 128.000 người phải nhập viện và có 3.000 ca tử vong.

06/04/2016 16:50
Ảnh minh họa
Ngày 5/4, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) đã thông qua quy định mới nhằm ngăn ngừa việc nhiễm bẩn thực phẩm trong quá trình vận chuyển.

Theo quy định mới, những người liên quan đến việc vận chuyển thực phẩm cho người và động vật từ khâu giao hàng, bốc dỡ, vận chuyển và nhận hàng cần tuân thủ những quy tắc về vệ sinh trong quá trình vận chuyển như làm lạnh thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ các phương tiện vận chuyển giữa các đợt bốc dỡ hàng và bảo quản thực phẩm đúng cách trong quá trình vận chuyển.

Quy định mới này sẽ được áp dụng đối với việc vận chuyển thực phẩm trong lãnh thổ Mỹ bằng ô tô hoặc đường sắt.

Trong một tuyên bố, Phó Giám đốc FDA Michael Taylor nhấn mạnh người tiêu dùng xứng đáng được cung cấp thực phẩm an toàn và quy định này sẽ giúp bảo đảm tất cả những người liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm làm tròn trách nhiệm của mình để thực phẩm khi lên kệ tại các siêu thị đều an toàn với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần tuân thủ quy định mới sau một năm kể từ ngày công bố, trong khi các doanh nghiệp nhỏ được gia hạn sau 2 năm.

Đến nay, FDA đã hoàn tất 6 trong số 7 quy định chính được đề xuất triển khai thực hiện theo Đạo luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm năm 2011, theo đó yêu cầu FDA và các nhà sản xuất thực phẩm phải chủ động phòng ngừa những vấn đề liên quan đến toàn bộ hệ thống thực phẩm thay vì chờ đợi bệnh tật xảy ra mới hành động. Quy định thứ 7, tập trung vào các chiến lược nhằm chống hành động gian lận từ nước ngoài, dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2016.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi năm ước tính cứ 6 người thì có một người bị nhiễm bệnh liên quan đến thực phẩm, trong đó khoảng 128.000 người phải nhập viện và có 3.000 ca tử vong.

Nguyễn Thơ