• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mỹ: Sắc lệnh hạn chế nhập cư với 6 nước Hồi giáo có hiệu lực

(Chinhphu.vn) - Sắc lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia Hồi giáo của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/6 sau khi Tòa án Tối cao Mỹ cho phép triển khai một phần sắc lệnh này.

30/06/2017 12:46
Một trong những nội dung của sắc lệnh mà tòa cho phép triển khai bao gồm việc đình chỉ nhập cảnh 120 ngày vào Mỹ đối với những cá nhân nước ngoài không chứng minh được quan hệ hợp pháp với một công dân hoặc một thực thể tại Mỹ.

Cụ thể, những người muốn xin thị thực vào Mỹ từ 6 nước có nhiều người Hồi giáo (Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen) phải chứng minh được mối quan hệ huyết thống với cha/mẹ, chồng/vợ, con nhỏ, con trai/gái trưởng thành, con rể, con dâu hoặc anh/chị/em ruột ở Mỹ.

Sắc lệnh hạn chế nhập cư được Tổng thống Donald Trump ký hôm 6/3 cấm công dân 6 nước có người Hồi giáo chiếm đa số nói trên nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày và đình chỉ việc cho phép người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày.

Sắc lệnh ngày 6/3 được đánh giá là có nhiều điều chỉnh "mềm mỏng" hơn so với sắc lệnh hồi cuối tháng 1. Tuy nhiên, giới chức tư pháp các bang của Mỹ cho rằng dù phạm vi điều chỉnh của sắc lệnh mới đã thu hẹp, nhưng về cơ bản văn kiện này vẫn là một thách thức đối với nền tảng Hiến pháp Mỹ khi còn có sự phân biệt đối với một tôn giáo nhất định.

Nguyễn Thơ