• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2009, thế giới thêm 212 triệu người thất nghiệp

(Chinhphu.vn) - Năm 2009, thế giới thêm 212 triệu người thất nghiệp; IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng gần 4% trong năm nay; Tổng thống Sri Lanka M. Rajapakse tái đắc cử; Nước biển tại Trung Quốc dâng cao kỷ lục trong 30 năm qua...

27/01/2010 18:34

Ảnh minh họa

Năm 2009, thế giới thêm 212 triệu người thất nghiệp

Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Juan Somavia vừa cảnh báo số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệu người trong năm 2009 và cộng đồng thế giới cần thực hiện các biện pháp mạnh và khẩn cấp như đã từng thực hiện để cứu các ngân hàng phá sản để tạo việc làm trong tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển.

Theo ông này, giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay cần phải là ưu tiên chính trị khẩn cấp và cần được thực hiện thông qua một đường lối chung thống nhất giữa chính sách công và đầu tư tư nhân.

Báo cáo của ILO nhấn mạnh trong năm 2009, thế giới đã có thêm 212 triệu người lao động và gia đình họ bổ sung vào đội ngũ  633 triệu người lao động cùng gia đình phải sống với thu nhập dưới 1,25 USD /ngày trong năm 2008.

IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng gần 4% trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 26/1 nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhanh hơn dự kiến sau 2 năm khủng hoảng, nhưng vẫn cần các biện pháp kích thích để hỗ trợ sự phục hồi.

Trong báo cáo "Triển vọng Kinh tế thế giới" đã cập nhật, IMF đánh giá kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm nay, phục hồi mạnh sau mức giảm 0,8% trong năm ngoái, mức sụt giảm đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Theo IMF, kinh tế thế giới sẽ phục hồi không đồng đều. GDP của Mỹ dự kiến đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm nay, trong khi đó các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có thể tăng trưởng 8,4% trong năm nay và năm sau.

Trung Quốc đi tiên phong trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, có thể tăng trưởng tới 10%.

Với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, IMF giữ nguyên mức dự đoán tăng trưởng là 1,7%. Dự đoán tăng trưởng GDP của 16 nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro cũng được IMF nâng từ 0,3% lên 1,0%.

Liên quan đến kinh tế châu Á, các báo cáo kinh tế của LHQ vừa công bố đều nhấn mạnh việc ngừng các gói kích cầu một cách không thích hợp vào thời điểm hiện nay vẫn là một thách thức đầy rủi ro đối với các nền kinh tế này.

Ảnh minh họa

Nga và NATO khôi phục hoàn toàn quan hệ hợp tác quân sự

Dấu hiệu đầu tiên thể hiện sự tan băng trong quan hệ song phương trên lĩnh vực này là cuộc họp ngày 26/1 tại Brussels (Bỉ) của Hội đồng Nga - NATO ở cấp Tổng Tham mưu trưởng quân đội lần đầu tiên kể từ sau khi các cuộc thảo luận cấp cao bị đóng băng do cuộc xung đột  giữa Nga và Grudia hồi tháng 8/2008.

Tuyên bố đưa ra sau cuộc họp nêu rõ hai bên đã thảo luận về quan hệ hợp tác quân sự và kế hoạch hoạt động thực tế trong lĩnh vực hậu cần, chống khủng bố, tìm kiếm và cứu hộ trên biển cũng như chống cướp biển.

Hai bên đã nhất trí về kế hoạch hợp tác quân sự năm 2010 gồm 30 hoạt động chung, trong đó có phối hợp đấu tranh chống khủng bố, cướp biển, hợp tác giải quyết các tình huống khẩn cấp...

Trước đó, Nga và NATO đã nối lại đối thoại chính trị từ giữa năm 2009 và thỏa thuận khôi phục quan hệ hợp tác quân sự. Hai bên đã đạt thỏa thuận về trung chuyển hàng hóa phi quân sự qua lãnh thổ Nga bằng đường sắt và đường không cho hoạt động của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) tại Afghanistan. Hai bên cũng đang thảo luận việc mở rộng thỏa thuận này, cho phép trung chuyển các loại trang thiết bị khác, kể cả vũ khí.

Tổng thống Sri Lanka M. Rajapakse tái đắc cử

Ngày 27/1, đài truyền hình quốc gia Rupavahini của Sri Lanka đưa tin đương kim Tổng thống Mahinda Rajapakse đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên "thời hậu chiến" tại quốc đảo Ấn Độ Dương này với hơn 50% số phiếu ủng hộ.

Với gần 85% trong tổng số 9,84 triệu phiếu đã kiểm, kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử công bố cho thấy ông Rajapakse giành được 4,99 triệu phiếu bầu, trong khi đối thủ chính của ông là cựu tư lệnh quân đội, tướng Sarath Fonseka, chỉ giành được 3,39 triệu phiếu.

Triều Tiên đề xuất kỷ niệm chung ngày ra Tuyên bố chung 15/6

Hãng tin Yonhap cho biết CHDCND Triều Tiên ngày 26/1 đã đề xuất với Hàn Quốc tổ chức chung lễ kỷ niệm lần thứ 10 ngày ra Tuyên bố chung liên Triều lịch sử 15/6/2000-15/6/2010. Đề xuất này được đưa ra tại cuộc họp toàn thể Ủy ban thực thi Tuyên bố chung 15/6 của CHDCND Triều Tiên.

Ngày 15/6/2000, trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lịch sử đầu tiên giữa Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và nhà lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il, hai miền đã thông qua Tuyên bố chung 15/6, mở ra một thời kỳ hòa giải và hợp tác mạnh mẽ giữa hai miền Triều Tiên trong vòng 10 năm sau đó.

Trong một diễn biến khác, nhiều nguồn tin cho biết, ngày 27/1 CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đều bắn pháo phòng không tại khu vực biên giới biển, nơi tranh chấp của hai nước. Vụ việc không gây thương vong cũng như thiệt hại.

Một quả tên lửa đạn đạo của Ấn Độ.
Ấn Độ thử thành công động cơ tên lửa lớn thứ ba thế giới

Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) vừa thử nghiệm thành công động cơ tên lửa lớn thứ ba trên thế giới sử dụng nhiên liệu rắn. Động cơ trên được thử nghiệm ngày 25/1 tại Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Sriharikota ở bang Andha Pradesh, miền Nam Ấn Độ…

Động cơ hình trụ này dài 22m, bán kính 3,2m, sử dụng 200 tấn nhiên liệu rắn… Đây là thành công có ý nghĩa đột phá của Ấn Độ trong lĩnh vực phát triển loại tên lửa đẩy có khả năng đưa cùng lúc nhiều vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất gọi tắt là GSLV Mark-III. Tên lửa này có khả năng đưa một vệ tinh nặng tới 4 tấn lên quỹ đạo địa tĩnh (ở độ cao trên 30.000 km). Tên lửa này dự kiến sẽ có chiều cao 43,5m và trọng lượng khoảng 630 tấn.         

Trung Quốc: Nước biển dâng cao kỷ lục trong 30 năm qua

Mực nước biển trung bình tại các khu vực gần bờ của Trung Quốc năm 2009 đã dâng cao ở mức kỷ lục trong 30 năm qua, cao thêm 68 mm so với mọi năm và cao hơn 8mm so với năm 2008.

Thông tin trên được đưa ra trong “Công báo về mực nước biển năm 2009” của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 27/1. Theo đó, mực nước biển trung bình của nước này trong 30 năm qua thường dâng cao ở mức 2,6mm/năm, cao hơn mức bình quân của thế giới.

Người phát ngôn của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc Lý Hải Thanh cho biết địa phương có mực nước biển dâng cao nhất là Hải Nam (113mm), Quảng Châu (93mm); các khu vực còn lại trung bình ở mức từ 43mm đến 80mm.  

Người Anh ngày càng bảo thủ?

Theo một cuộc điều tra xã hội học mới công bố, trong hai thập kỷ qua người Anh ngày càng trở nên bảo thủ về mặt chính trị và kinh tế, nhưng lại cởi mở hơn về mặt xã hội.

Cuộc điều tra có tên “Thái độ Xã hội của Người Anh” do Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Quốc gia (NatCen) cho biết về mặt chính trị lần đầu tiên trong 20 năm qua người dân Anh ủng hộ đảng Bảo thủ nhiều hơn là Công đảng cầm quyền.

 Số người thờ ơ về mặt chính trị cũng tăng mạnh khi chỉ có 56% cho biết sẽ đi bỏ phiếu bầu người lãnh đạo đất nước để thể hiện trách nhiệm chính trị. Đặc biệt, tỷ lệ này càng thấp đối với nhóm người dưới 35 tuổi.

Về mặt kinh tế, điều tra của NatCen cho thấy đa phần người Anh không ủng hộ các biện pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy công bằng xã hội và chia sẻ sự thịnh vượng. Chỉ có 40% số người được hỏi ủng hộ tăng thuế hoặc chi tiêu cho các lĩnh vực dịch vụ chủ chốt như y tế và giáo dục - tỷ lệ thấp nhất trong gần 30 năm qua. Chưa đầy 10% người Anh tin rằng cuộc sống của họ được cải thiện.

Cuộc điều tra diễn ra trong bối cảnh nước Anh sắp tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 5 tới, trong đó vấn đề giảm nợ công để giúp nền kinh tế lấy lại thăng bằng là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Nhiều người đổ lỗi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là do Công đảng, vì vậy chuyển sang ủng hộ đảng Bảo thủ đối lập.

Linh Đức