• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2017, có khoảng 15 cơn bão và ATNĐ trên Biển Đông

(Chinhphu.vn) – Bản tin dự báo khí hậu thủy văn thời hạn mùa của Trung tâm DBKTTV Trung ương đã nêu dự báo về bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông mùa bão năm 2017.

16/04/2017 10:55
Theo đó, dự báo trong cả mùa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông (trung bình nhiều năm là 12 cơn), trong đó có khoảng 3-4 cơn bão, ATNĐ đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (ít hơn so với trung bình nhiều năm). Bão và ATNĐ tập trung ở khu vực Trung Bộ.

Hoạt động của bão sẽ nhiều hơn vào nửa đầu mùa bão trên khu vực Bắc Biển Đông.

Trong năm nay ở Bắc Bộ, thời kỳ mưa nhiều, tập trung có khả năng muộn và ngắn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa trong tháng 5 và tháng 9-10 phổ biến thấp hơn TBNN từ 10-30% cùng thời kỳ.

Trong tháng 5-6, lượng mưa ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ phổ biến thấp hơn TBNN từ 10-20%, ở khu vực Nam Trung Bộ xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

Trong tháng 7-8/2017, lượng mưa ở các khu vực thuộc Trung Bộ phổ biến ở mức TBNN cùng thời kỳ và thấp hơn TBNN từ 15-30% trong tháng 9-10.

Dự báo, mùa mưa năm 2017 ở Tây Nguyên và Nam Bộ đến sớm nhưng có khả năng kết thúc sớm.

Từ tháng 5-8/2017, lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn TBNN khoảng 30% nhưng đến tháng 10/2017 lại thấp hơn khoảng 30% so với TBNN.

Trung tâm DBKTTV Trung ương cũng cho biết nhiệt độ trung bình từ tháng 5-10 trên phạm vi cả nước phổ biến cao hơn TBNN, đặc biệt là khu vực phía bắc. Nắng nóng tại các khu vực trên cả nước có xu hướng không gay gắt và ít có khả năng kéo dài.

Trong thời kỳ chuyển mùa (tháng 4-5/2017) sẽ thường xuyên xuất hiện dông sét, lốc xoáy, mưa đá, đặc biệt là trung du, vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ.

Mùa lũ năm 2017 trên các sông ở Bắc Bộ có thể xuất hiện muộn hơn so với TBNN; các sông ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và sông Mekong đến sớm hơn so với TBNN. Một số sông suối nhỏ, ở miền núi phía bắc có thể xuất hiện đỉnh lũ vượt mức BĐ3. Lũ quét, sạt lở đất có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với năm 2016.

Đỉnh lũ năm trên các sông Bắc Bộ phổ biến nhỏ hơn TBNN, còn đỉnh lũ năm trên các sông chính ở Trung Bộ, Tây Nguyên phổ biến thấp hơn đỉnh lũ năm 2016, ở hạ lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng ở mức báo động BĐ1, BĐ2, xấp xỉ đỉnh lũ TBNN; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2, BĐ3, tương đương TBNN; nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét ở thượng lưu các sông chính và trên các sông suối nhỏ.

Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2-BĐ3, tương đương đỉnh lũ TBNN nhưng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ lên nhanh hơn bình thường do mưa lớn tập trung kết hợp với điều tiết dòng chảy từ thượng lưu.

Bên cạnh đó, diễn biến xâm nhập mặn ở Nam Bộ trong mùa khô 2017 không gay gắt.

Thanh Phương