• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 9-10%

(Chinhphu.vn) - HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh.

22/12/2022 15:16
Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 9-10%  - Ảnh 1.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 9-10%, thu ngân sách phấn đấu đạt 13.000 tỷ đồng - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Theo đó, năm 2023 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư. Hoàn thành Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; các đề án quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu xây dựng… phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh.

Chú trọng phát triển văn hoá - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền số. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội trong nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19, không để dịch bệnh mới bùng phát.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, Thừa Thiên Huế phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9-10%; GRDP bình quân đầu người từ 2.670 – 2.760 USD; thu ngân sách 13.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12% trở lên.

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào các chương trình và dự án trọng điểm như: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm chương trình di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế); chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ; cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung triển khai đồng bộ, kịp thời Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh uỷ nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, ưu tiên Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; Quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị 3 Quần thể di tích Cố đô Huế; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; các đề án phân loại đô thị. 

Quan tâm phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng; quy hoạch vùng huyện; rà soát, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Tập trung đầu tư hạ tầng các xã đạt tiêu chí trở thành phường, đô thị Phong Điền, Chân Mây… nhằm nâng cao chất lượng đô thị.

Tiếp tục cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung hỗ trợ, duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Phục hồi và phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hoá các hoạt động du lịch, dịch vụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch; đẩy mạnh hợp tác, liên kết các hãng lữ hành du lịch, chính sách kích cầu, phục hồi phát triển du lịch. Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường. Hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc đối với các dự án sản xuất công nghiệp liên quan đến quy hoạch, nguồn vật liệu, nguồn lao động. Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn.

Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, VietGAP. Hình thành các mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi và phát triển diện tích đất trồng cây ăn quả, phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống gắn với phát triển thị trường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, các tổ hợp tác, các hình thức liên kết và liên hiệp Hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế tập thể. Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, hạn chế đánh bắt, khai thác huỷ diệt, bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; chủ động phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì và nâng cao các chỉ số xếp hạng PCI, PAPI, PAR Index, DTI. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án đang nghiên cứu, triển khai đầu tư trên địa bàn…

Tập trung nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm như: Cầu qua cửa biển Thuận An, tuyến đường bộ ven biển, cầu qua sông Hương, đường Tố Hữu, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đê chắn sóng Chân Mây, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế, các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái định cư… nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch. 

Quan tâm hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, Trung tâm Thương mại Aeon Mall, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gilimex và các dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng ven biển… nhất là hỗ trợ các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng…

Thế Phong