• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nam Định: GRDP ước tăng 9,0%, cao nhất trong những năm gần đây

Ngày 28/10, đồng chí Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chủ trì hội nghị thông qua báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch năm 2023. Dự hội nghị có các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

29/10/2022 10:24
Nam Định: GRDP ước tăng 9,0%, cao nhất trong những năm gần đây - Ảnh 1.

Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Viết Dư

Về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm chịu tác động bởi dịch bệnh và cuộc xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine gây ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế nước ta, song với quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Nam Định đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp trọng tâm, mang lại kết quả đáng ghi nhận. 

Theo đó, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát chặt chẽ. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, một số chỉ tiêu tăng cao, trong đó: Tổng sản phẩm GRDP tăng 9,0%, cao nhất trong những năm gần đây và cao hơn trung bình chung cả nước; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,3%; giá trị hàng xuất khẩu ước tăng 14,4%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước tăng 14,4%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 16,5%... so với cùng kỳ. 

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt năng suất khá; chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát. 

Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được thực hiện theo các tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu. Đến nay toàn tỉnh có 182/204 (đạt 89,2%) xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 

Thu ngân sách đạt 136% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhất là các công trình giao thông trọng điểm. 

Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được chỉ đạo quyết liệt, đã có nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước về khảo sát thực tế để chuẩn bị đầu tư vào địa bàn tỉnh. 

Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt, bước đầu đạt được kết quả tích cực. 

Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm, đạt được nhiều kết quả; an sinh xã hội được đảm bảo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. 

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền diễn ra sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo tiền đề chắc chắn để phát triển kinh tế.

Hội nghị cũng phân tích, đánh giá các nguyên nhân một số chỉ tiêu không đạt như tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản theo kế hoạch đề ra giảm còn 17%, hiện là 19,0%; khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ kế hoạch đề ra là 83%, thực hiện 81%; việc tổ chức xây dựng, thực hiện và quản lý một số quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tiến độ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn chậm.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các sở, ngành liên quan cần khẩn trương hoàn tất chốt số liệu về phối hợp chặt chẽ, cung cấp số liệu, thông tin chuẩn xác để Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh. 

Về nhiệm vụ năm 2023, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần bám sát các chỉ tiêu Đại hội Đảng đề ra để xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thực hiện; chú trọng vào các nhóm nhiệm vụ: phòng, chống dịch bệnh COVID-19; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; 

Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với đổi mới và nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, tư pháp và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng.

2 tháng cuối năm 2022, các sở, ngành, địa phương cần tập trung điều hành thực hiện các nhiệm vụ, phấn đấu đạt kết quả cao nhất; chủ động điều hành hiệu quả, linh hoạt ngân sách Nhà nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, tổ chức khởi công các dự án trọng điểm theo kế hoạch; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; 

Hoàn thành hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức cho người dân đón Tết nguyên đán Quý Mão năm 2023 an toàn, chu đáo./.