• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm học 2008-2009: Bước đột phá ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục Việt Nam

(Cổng TTĐT Chính phủ) _ Ngay sau khi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân quyết định chọn chủ đề năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã phỏng vấn ông Quách Tuấn Ngọc-Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT)–Bộ GDĐT, về bước đột phá của ngành Giáo dục trong lĩnh vực này thời gian qua và công tác triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối với năm học mới 2008-2009 trên phạm vi toàn quốc.

20/08/2008 09:15

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo Quách Tuấn Ngọc

Phóng viên: Ông có thể tóm tắt khái quát quá trình phát triển ứng dụng CNTT trong ngành GDĐT những năm gần đây?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Năm 1998, ngay sau khi Internet được mở ra tại Việt Nam, Trung tâm CNTT của Bộ (nay là Cục CNTT) đã xây dựng đề án Mạng giáo dục EduNet, để nối mạng toàn ngành và phát triển dịch vụ thông tin giáo dục.

Ý tưởng nội dung cơ bản của dự án Mạng giáo dục có thể tóm tắt như sau: Nối tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo vào Internet trên một xa lộ quốc gia (backbone), phát triển các dịch vụ thông tin và ứng dụng trên Internet, phát triển thông tin (số) về giáo dục; đưa công nghệ dạy học trực tuyến lên mạng EduNet để chia sẻ dùng chung, để mọi người có thể học mọi nơi, mọi lúc; mỗi trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) phải có website riêng, mỗi giáo viên và học sinh có email theo tên miền của trường.

Năm học 2008-2009 sẽ là bước ngoặt lớn trong lịch sử Internet ở Việt Nam nói chung và trong giáo dục nói riêng. Ngày 4/1/2008, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã ký văn bản hợp tác với Cục CNTT về triển khai mạng giáo dục. Theo đó, Viettel cung cấp dịch vụ kết nối Internet băng thông rộng, kết nối kênh thuê riêng (leased line) qua đường cáp quang… nhằm giải quyết tình trạng học sinh, sinh viên, giáo viên là những người cần dùng Internet nhất thì lại gặp khó khăn nhất do giá thành cao, do tốc độ kết nối quá chậm.

Phóng viên: Với tư cách là Cục trưởng Cục CNTT, ông đánh giá thế nào về hạ tầng CNTT của ngành GDĐT? Và Cục CNTT đã chuẩn bị được những gì để đón năm học với chủ đề ”Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Hiện nay tại Bộ đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các sở giáo dục và đào tạo với băng thông 4 Mbps. Ba bên (Cục CNTT, các Sở GDĐT và Viettel) sẽ phối hợp lên danh sách các cơ sở giáo dục khó khăn để có chính sách hỗ trợ kết nối. Các cơ sở giáo dục hưởng lợi từ dịch vụ ưu đãi này sẽ bao gồm cả các trường mầm non, mẫu giáo (các sở cung cấp PC), các trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề, các phòng giáo dục.

Đối với các trường vùng sâu, vùng xa, không thể rải cáp Internet và nếu có điện, cần lên phương án kết nối khác (có thể là qua vệ tinh). Viettel cam kết hỗ trợ cung cấp miễn phí qua sóng điện thoại di động và cần thời gian thử nghiệm vì địa hình các vùng này rất khó khăn. Chúng tôi cũng đã đề nghị Viettel tài trợ miễn phí kết nối Internet cho một số điểm tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang…

Năm học 2007-2008, Cục CNTT đã hướng dẫn và hỗ trợ miễn phí cho các trường ĐH, CĐ, các sở, các trường phổ thông tạo hệ thống email. Bước vào năm học mới này, mục tiêu đặt ra là đến ngày 31/10/2008, tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo hoàn tất công việc này.

Trong năm vừa qua, Cục CNTT đã xây dựng và cung cấp hệ thống email @moet.edu.vn đến tất cả các cơ sở giáo dục để giao dịch văn bản điện tử. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo Sở GDĐT các tỉnh, thành phố hằng ngày khai thác hệ thống email này và đôn đốc các phòng ban sử dụng để nhận thông tin văn bản từ Bộ một cách nhanh chóng.

Phóng viên: Ông có thể cho biết năm học mới này việc ứng dụng CNTT được thực hiện như thế nào?

Ông Quách Tuấn Ngọc:  Cho đến nay, giáo viên các trường đang chủ yếu soạn bài trình chiếu powerpoint và một số phần mềm dạy học. Vẫn còn có sự nhầm lẫn khá lớn giữa khái niệm về giáo án điện tử với bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giữa thiết bị dạy học với phần mềm.

Năm học ứng dụng CNTT sẽ tạo ra bước ngoặt mới về việc làm bài giảng điện tử theo công nghệ e-Learning. Trong những năm qua, Cục CNTT đã xây dựng website e-Learning http://el.edu.net.vn để tuyên truyền phổ cập công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm và tuyển chọn các phần mềm e-Learning thích hợp, đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle và đến nay đã có khoảng 70 trường ĐH, CĐ sử dụng. Cục CNTT sẽ tổ chức chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu Việt Nam cho các Sở.

Bộ GDĐT (Cục CNTT chủ trì) sẽ tổ chức cuộc thi giáo viên làm bài giảng điện tử theo công nghệ e-Learning, giáo viên dạy giỏi ứng dụng CNTT, nhằm mục đích khuyến khích động viên giáo viên tiếp cận công nghệ mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm. Khẩu hiệu của chúng ta là: Nếu mỗi giáo viên góp mỗi năm 1 bài giảng e-Learning, chúng ta sẽ có 1 triệu bài giảng điện tử trong 1 năm và nếu bài giảng đó soạn thêm bằng tiếng Anh, chúng ta có thể chia sẻ với bạn bè giáo viên ở các nước khác về công nghệ làm bài giảng e-Learning.

Cục CNTT cũng sẽ tổ chức tuyển chọn các phần mềm dạy học khác để phổ biến trên tinh thần tiết kiệm, hợp chuẩn quốc tế, dễ sử dụng và khai thác.

Tại sao lại phải là công nghệ e-Learning? Đó là vì e-Learning có chuẩn công nghệ SCORM, AICC được thế giới công nhận, nên có thể chia sẻ bài giảng giữa các nước với nhau, có nhiều công cụ xây dựng bài giảng hợp chuẩn, đáp ứng nhu cầu học tập mọi nơi, mọi lúc một cách mềm dẻo, có thể học trực tuyến qua Internet, cũng có thể học ngoại tuyến qua đĩa CD. Đổi lại, chúng ta cũng có thể tận dụng các nguồn bài giảng của các nước khác.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Từ Lương thực hiện