• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm Mùi nói chuyện loài dê

(Chinhphu.vn) – Năm 2015 theo văn hóa truyền thống của nhiều nước phương Đông là năm con dê hay con cừu. Là một trong 12 con giáp, loài dê mang ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao. Trong văn hóa phương Tây, dê cũng là một biểu tượng mang đậm màu sắc thần thoại.

23/02/2015 16:59
Dê được nuôi khá phổ biến tại các tỉnh phía Bắc. Ảnh: VGP/Công Việt
Loài dê trong đời sống văn hóa

Trong đời sống tâm linh của các dân tộc phương Tây, hình ảnh loài dê mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hình tượng dê cái, được coi là nghĩa mẫu của thần Zeus (thần Dớt) là một hình ảnh đáng kính, tượng trưng cho bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non để theo đuổi những lý tưởng trong cuộc sống. Sừng dê cái là biểu tượng của sức sản sinh, phồn thịnh.

Trong thần thoại Hy Lạp, con dê đực còn là hình tượng của thần Pan, có nửa thân trên là dê còn phần dưới là cá. Ban đêm, thần Pan sống dưới đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.

Ở các nước phương Tây, con dê cũng xuất hiện trong chiêm tinh học, ứng với cung Ma Kết (hay Nam Dương) là cung chiêm tinh thứ 10 trong 12 cung Hoàng Đạo, đại diện cho những người sinh từ 22/12 đến 19/1 năm sau. Người ta cho rằng, những người thuộc cung Ma Kết sẽ có tính cách giống với những đặc điểm của loài dê như nhạy cảm, tình cảm, biết hy sinh, kiên nhẫn, biết kiềm chế và có khả năng sắp xếp cuộc sống một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng và khoa học.

Trong văn hóa của người phương Đông, dê được coi là loài hiền lành, thuần tính, mềm mỏng và giàu tình cảm. Dê mang biểu tượng của tính ôn hòa, luôn muốn tránh những điều thị phi, rắc rối song cũng không kém phần nhanh trí.

Không chỉ là một loài vật nuôi gần gũi, dê còn xuất hiện trong những câu chuyện mang đậm màu sắc tâm linh. Có truyền thuyết cho rằng, cây sống ngàn năm sẽ biến thành dê, hay một nước có nền chính trị ổn định sẽ xuất hiện dê ngọc. Có lẽ vì lý do này mà người ta coi dê là một biểu tượng của sự may mắn, cát tường.

Trong 12 con giáp, dê là con vật hiền lành bậc nhất, có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước.

Một số đặc tính của loài dê

Dê là loài vật gần gũi, gắn bó trong lao động sản xuất với con người từ lâu. Ấy vậy mà loài vật này vẫn sở hữu những điều khiến con người phải tò mò. Nhân đón năm Ất Mùi, cùng tìm hiểu thêm về loài vật nổi tiếng hiền lành này:

Có khả năng thích nghi rộng về khí hậu và địa hình

Do có khả năng chịu khát và leo trèo giỏi, dê có thể sinh sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau kể cả vùng khô hạn, khắc nghiệt hay có địa thế hiểm trở. Do đó, có thể dễ dàng thấy loài dê ở tất cả các châu lục trên thế giới.

Dê hoang dã chủ yếu sống ở châu Á

90% dê hoang dã hiện sinh sống tại châu Á. Đây cũng là lục địa có nhiều loài dê thuộc nhóm nguy cấp, cần bảo tồn nhất thế giới.

Được thuần hóa sớm nhất

Trên thế giới có khoảng trên 350 giống dê được ghi nhận. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng dê là một trong những loài vật được con người thuần hóa sớm nhất rồi mới đến loài chó. Giống như các vật nuôi khác, dê sau khi thuần hóa chủ yếu được nuôi để lấy thịt, sau này để lấy sữa. Nguồn gốc của dê nhà chính là dê rừng.

Là gia súc rất quan trọng

Nói đến gia súc được gây nuôi, người ta thường nghĩ ngay đến trâu, bò, lợn… mà ít người biết rằng dê chứ không phải các loài khác được nuôi nhiều và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế tại các nước đang phát triển, nhất là tại châu Á và châu Phi.

Ngoài thịt và sữa, lông và da dê có thể dùng làm áo, mũ và các tư trang khác. Sừng và xương còn được dùng làm đồ mỹ nghệ, vật phẩm trang trí. Ngành chăn nuôi dê cũng cung cấp một nguồn phân bón có giá trị cho cây trồng và làm thức ăn nuôi cá.

So với trâu, bò, giá bán một con dê rẻ hơn rất nhiều nên đây được coi là gia súc phổ biến trong việc giúp người dân vừa thoát khỏi các thảm họa như lụt, bão hay chiến tranh thoát nghèo.

Nhà lãnh đạo nổi tiếng của Ấn Độ Mahatma Gandhi từng nói: "Dê là con bò của nhà nghèo". Chủ tịch Hội chăn nuôi dê Thế giới R. M. Acharay cũng đã khẳng định "Dê chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo".

Ăn nhiều thực vật nhất

Thuộc Bộ Guốc ngón chẵn và Bộ phụ nhai lại, dê ăn suốt ngày, thậm chí cả khi ngủ chúng cũng nhai. Dê ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm (khoảng từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng) hoặc nhai lại vào lúc nghỉ ngơi xen kẽ giữa các lần gặm cỏ trong một ngày đêm.

Do tập tính nhai lại, dê có thể ăn 170 loài cây, chiếm 80% cây hoang dại. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, mầm cây, quả cây, rêu và địa y trên vách đá, gồm hầu hết các loại lá cây cỏ tự nhiên và cây trồng.

Dê có thể ăn những loài cây đắng mà các thú khác không sử dụng được. Dê rất phàm ăn và luôn luôn tìm thức ăn mới. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn chung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác.

Có tính cộng đồng cao nhất

Dê thường tập trung sống theo đàn và mỗi con trong đàn có một "vị trí xã hội" nhất định. Ở những đàn dê rừng có thể lên đến vài trăm con. Trong đàn có thể có dê dẫn đầu. Trên bãi chăn thả, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn, thỉnh thoảng lại nghển có ngó nhìn xung quanh. Dê ở trong đàn thì tỏ ra rất yên tâm, nếu tách đàn chúng tỏ ra rất sợ hãi.

Tính cộng đồng cao ở dê chính là sự bảo đảm hoạt động riêng lẻ của từng cá thể không tách rời với hoạt động chung của cả bầy, sự tồn tại và phát triển của nòi giống dựa trên cơ sở sự tồn tại của từng cá thể. Mặc dù là con mồi của các loài thú săn mồi nhưng không vì thế mà dê luôn bị động. Trong một số trường hợp, khi bị dồn vào bước đường cùng, dê núi đã xuất thần đánh tan tác cả bầy sói để bảo vệ bản thân và bầy đàn. Khi ốm dê thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ xuống mới chịu.

Hiếu động và rất thích leo trèo

Dê là loài vật hiếu động, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy từ 10 - 15km. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cheo leo nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất.

Trong trường hợp cần thiết, cá thể đực trưởng thành có thể đứng rất lâu trên một mỏm đá bên bờ vực thẳm với diện tích chỉ chừng 200 – 300 cm2. Bám móng vào những gò đá hơi nhô lên một chút, dê có thể leo lên những sườn dốc gần như thẳng đứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12 - 15 ngày tuổi cũng đã có thể nhảy lên những mỏm đá cao 1 - 2m.

Một số kỷ lục về loài dê

Dê to nhất là linh dương canna. Con trưởng thành trung bình dài tới 3,2m, cao tới 1,8m, nặng tới 3 tạ. Chúng có sừng cuộn xoắn rất khỏe, lông màu vàng nâu hoặc vàng xám, sống phổ biến tại những thảo nguyên, rừng thưa ở Sudan, Kenya, Cameroon, Senegal, Gambia, phía Nam sa mạc Sahara và các vùng thuộc miền Tây Nam Phi. Năm 1996, tại Kenya người ta bắt được một chú linh dương canna dài 394cm, cao 207cm và nặng 412kg.

Dê nhỏ nhất là dê lùn Cameroon. Tầm vóc cực đại của loài dê nhà ở quốc gia châu Phi này chỉ đạt chiều cao 40cm, dài 75cm và nặng 11kg.

Dê chạy nhanh nhất là loài linh dương mắt trố. Có hình dáng mảnh, chân nhỏ dài, sống phổ biến ở Đông và Trung Phi, khi chạy chốn nguy hiểm chúng có thể duy trì tốc độ tới 25-28m/giây trên một quãng đường dài.

Dê nhịn khát giỏi nhất: Khả năng nhịn khát giỏi nhất trong tất cả các loài thú thuộc về sơn dương oryx và linh dương addax. Hai loài này đều sống tại châu Phi và có thể tồn tại suốt 4 tháng mà không hề uống nước.

Dê cho nhiều sữa nhất: Tại nhiều nơi, dê được nuôi để lấy sữa, có con cho tới hàng ngàn lít sữa mỗi năm. Kỷ lục cho lượng sữa nhiều nhất thuộc về con dê mang tên Waiorer ở New Zealand. Trong năm 1972, nó đã cung cấp tới 3.422 kg sữa.

Đàn dê đông nhất: Cuối thế kỷ XIX, nhiều đàn dê rừng với số lượng cực đông xuất hiện và di chuyển qua các thảo nguyên ở phía Tây của Nam Phi. Năm 1888, người ta quan sát được một đàn đông nhất đi qua Nel Pudge, ước lượng có tới khoảng 100 triệu con. Đến 1894 lại thấy một đàn khổng lồ khác đi qua Boffat Wett liên tiếp trong 3 ngày liền mới hết.

Vào tháng 7 năm 1896, tại tỉnh Orange (Nam Phi), người ta được chứng kiến có một đàn dê antidorcas marsupialis đông đảo, dàn trải trên một diện tích tới 24km chiều rộng và 160km chiều dài.

                                                                                    Nguyễn Chiến (tổng hợp)