• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm Thìn, nói về hình tượng rồng trong mỹ thuật

HNP - Trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, ta thường gặp hình tượng bốn con vật thiêng (tứ linh), đó là: long, ly, quy, phượng. Trong số bốn con vật đó thì con rồng (long) - một con vật mang ý nghĩa thần thoại, thường gặp nhiều hơn cả. Con vật cao quý này được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình, chùa, trang phục… Hình tượng rồng còn được tượng trưng cho quyền lực nhà nước phong kiến. Hình tượng rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại. Việc xác định phong cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để đoán định niên đại của công trình kiến trúc. Những nét cơ bản sau đây sẽ giúp bạn có thêm một chút tư liệu về mỹ thuật dân gian qua một vài thời kỳ phát triển trong lịch sử dân tộc.

23/01/2012 00:11
Đầu rồng đất nung thời Lý


Rồng thời Lý (1009 - 1225)

Tuy xuất hiện ít nhưng đều mang một phong cách thống nhất, chứng tỏ nó đã được ổn định về mặt tạo hình, dựa trên một quan điểm thống nhất về con vật vũ trụ này. Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn lại, ta chỉ thấy rồng được tạc dưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn. Đó là những con rồng thân khá dài, tròn lẳn, uốn khúc mềm mại, thon nhỏ dần từ đầu đến đuôi, nhiều khi không có vảy. Nhiều nhà nghiên cứu gọi nó là rồng hình “giun” hoặc hình “dây” nhưng điều đập vào mắt ta rõ ràng nhất là nó mang ngoại dạng một con rắn.
Một chi tiết đặc trưng nhất của rồng thời Lý là cái đầu thường ngước lên, miệng há to như để hứng một vật hình tròn, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh này rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi trên bao lấy một vật tròn mà có người cho đó là viên ngọc.
Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Những con rồng nhỏ, thân thường để trơn không chạm vảy. Bụng rồng là những đốt ngắn như bụng rắn. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khuỷu phía sau và có móng giống chân của loài chim,
Trong nghệ thuật thời Lý, rồng thường được thể hiện phối hợp với các hình tượng lá đề, hoa sen, hoa cúc, hoặc các hình tượng Phật, vũ nữ, nhạc công tấu nhạc, dâng hương, dâng hoa… tạo thành các chủ đề ca ngợi chế độ phong kiến.
Rồng thời Trần (1226 - 1400)
Từ nửa cuối thế kỷ thứ 14, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở các chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc thềm (như ở chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định; chùa Dâu (Bắc Ninh)...
Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vảy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cửa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vây được chia làm hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khuỷu chân không “bay ra” theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay sau tùy theo khoảng trống trên bức phù điêu.
Riêng cái đầu rồng, bắt đầu có những biến đổi không còn phức tạp như rồng ở thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc như trước. Chiếc răng nanh phía trên khá lớn, vắt qua sống vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không định đớp quả cầu tròn.
Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh. Bố cục tròn, rồng thường có thân mập chắc, trong tư thế vươn lên phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắt khe như thời Lý.
Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là con rồng trong lòng tháp Phổ Minh (Nam Định) có niên đại khoảng 1305 - 1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng tròn đơn giản.
Rồng thời Lê (1428 - 1788)
Đến thời Lê, những con rồng vẫn uốn khúc mềm mại từ to đến thót đầu như rồng thời Lý - Trần. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vảy răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoắn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu tư thế thường thấy ở những con rồng thuộc đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như vậy, rồng mang dạng thú xuất hiện cuối thời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê sơ (1428 - 1527) nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn. Rồng thời Lê uốn lượn hình yên ngựa có đao hỏa kèm theo làm phong cách rồng càng nổi bật.
Rồng ở điện Kính Thiên và điện Thái Hòa
Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh xâm lược nước ta, vua Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng, sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kỳ này. Nền điện dài 57 mét, rộng 41,50 mét, cao 2,30 mét và thềm bậc của điện được xây bằng đá xanh tạo thành 3 lối vào. Thềm bậc có kích thước: chiều ngang 13,70 mét, chiều dọc 4,45 mét, cao 2,10 mét; bốn dẫy thành bậc (9 bậc) là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn (khắc chạm năm 1467), hai dẫy thành bậc giữa hình rồng uốn khúc, đầu nhô cao, trườn từ trên xuống. Hai dẫy thành bên ngoài cũng được chạm khắc thành khối mây lửa, hoa lá cách điệu. Nền và thềm điện là di tích quý hiếm trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại đến ngày nay.
Điện Thái Hòa là ngôi điện ở kinh thành Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nơi vua thiết triều hàng tháng, cử hành mọi nghi lễ của triều đình và tiếp đãi các sứ thần nước ngoài. Ngôi điện này được xây dựng năm 1805 (triều vua Gia Long) và đã qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1833, 1923. Phía trước, điện Thái Hòa có ba cấp sân chầu, gọi là sân Rồng. Kiến trúc điện uy nghi, đồ sộ, mặt bằng hình chữ nhật có chiều dài 40 mét, rộng 30 mét, diện tích (kể cả hàng hiên) là 1396 mét vuông gồm 7 gian, 2 chái. Cấu trúc theo kiểu “trùng thiềm điện ốc”, gồm chính điện phía sau và tiền điện phía trước. Chính điện có trần bằng gỗ, ván ngăn tường, có đố soi chỉ và các hàng cột sơn son, thiếp vàng, vẽ rồng mây trang nghiêm, lộng lẫy. Tiền điện có hệ thống vì kèo được soi chỉ và chạm khắc khá tinh vi. Mái điện lợp ngói lưu li màu vàng, bờ nóc trang trí hai con rồng chầu bầu rượu bằng “pháp lam Huế”. Trang trí rồng ở đây rất phong phú: độc long (một rồng), lưỡng long chầu nguyệt (2 rồng chầu mặt trăng), ngũ long (5 rồng), cửu long (9 rồng), long sai (một ổ nhiều rồng quấn quýt với nhau nói lên sự đầm ấm, hạnh phúc).

Triệu Chinh Hiểu

Một chi tiết đặc trưng nhất của rồng thời Lý là cái đầu thường ngước lên, miệng há to như để hứng một vật hình tròn, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh này rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi trên bao lấy một vật tròn mà có người cho đó là viên ngọc.