• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Nạn” xe quá tải bùng phát trở lại

(Chinhphu.vn) - Tại thời điểm Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA về kiểm soát tải trọng xe kết thúc vào tháng 6/2016, tình trạng xe quá tải đã giảm được 80-90%. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trên nhiều tuyến đường và tại nhiều địa phương, xe quá tải lại thường xuyên xuất hiện.

10/03/2017 07:44

Các trạm cân kiểm soát trọng tải lưu động dọc Quốc lộ 1 đã bị rút gần hết (ảnh minh họa).

Đã từng giảm đến 90% xe quá tải

Năm 2013 và 2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã đầu tư cho 63 tỉnh, thành phố mỗi địa phương 1 bộ cân tải trọng di động để bắt đầu “cuộc chiến” chống xe quá tải. Tháng 6/2016, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bộ Công an đã tổng kết Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA về việc kiểm soát tải trọng xe. Kết quả cho thấy, sau gần 3 năm ráo riết vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương, xe quá tải đã giảm đến 80%-90%. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, trên nhiều tuyến đường, “nạn” xe quá tải đã bùng phát trở lại.

Ngay trên địa bàn Hà Nội, đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai - Hòa Lạc, Quốc lộ 6 đoạn Hòa Lạc-Hòa Bình, xe quá tải trọng, xe cơi nới thùng như Howo chở nguyên vật liệu hoạt động khá nhiều. Ngay trên địa bàn nội đô cũng thường xuyên xuất hiện xe chở quá tải trọng.

Tại nhiều địa phương, tình trạng xe quá tải hoạt động còn mạnh mẽ hơn như Hưng Yên, Bắc Giang, dọc theo Quốc lộ 1. Đáng nói, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã giải tán trạm kiểm soát tải trọng lưu động, bộ cân lưu động cũng cho vào “đắp chiếu”.

Ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) chia sẻ: “Tôi là một trong những người tham gia ‘cuộc chiến’ chống xe quá tải từ ngày đầu tiên. Sau gần 3 năm đã có kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, hiện một số địa phương đã ‘buông’ xe quá tải”. Tình trạng xe quá tải trọng chạy đường dài và không bị xử phạt, đặc biệt trên Quốc lộ 1 đã tái diễn. Các trạm cân kiểm soát tải trọng lưu động dọc Quốc lộ 1 đã rút gần hết, chỉ còn lại một số ít địa phương vẫn duy trì như Nghệ An, Vĩnh Long.

Không có chuyện hỏng cân nên buông lỏng kiểm soát

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này, theo ông Đặng Văn Chung là do sau khi 2 Bộ Công An và Bộ GTVT tổng kết Kế hoạch 12593 đã thông báo kết thúc kế hoạch này và tạm dừng phối hợp, khiến nhiều địa phương không hiểu hoặc hiểu sai việc này, cho rằng sự phối hợp giữa Công an và ngành giao thông trong việc chống xe quá tải dừng tại đây.

“Ngay sau đó, lực lượng cảnh sát giao thông đã rút khỏi trạm kiểm soát tải trọng xe, chỉ còn lực lượng thanh tra. Nhưng theo Luật Thanh tra thì lực lượng thanh tra GTVT địa phương chỉ được hoạt động trên địa bàn do Sở GTVT quản lý nên trên tuyến Quốc lộ 1 hiện đã gần như trống trạm cân xe lưu động”, ông Đặng Văn Chung phân tích.

Một nguyên nhân nữa đang được báo chí nói đến gần đây đó là các trạm cân liên tục hỏng khiến việc kiểm soát xe quá tải bị buông lỏng, ông Chung cho rằng, thông tin này sai lệch. Thực tế, do các trạm cân được trang bị cùng một thời điểm nên nay đã đến kỳ kiểm định lại. Trong khi đó, chỉ có Hà Nội mới có xưởng kiểm định, bảo dưỡng các trạm cân này nên hầu hết các tỉnh, thành phố đều gửi ra Hà Nội để sửa chữa.

“Địa phương nào báo hỏng cân, như Quảng Bình vừa rồi, đều đã được Tổng cục Đường bộ cho mượn cân khác trong thời gian sửa chữa”, ông Đặng Văn Chung nói.

Trả lời câu hỏi về việc, trong số các địa phương đang lơi lỏng việc chống xe quá tải vì một số lý do khách quan, ông Đặng Văn Chung cho hay: “Cũng phải nhìn nhận thẳng thắn với nhau, có địa phương không muốn làm, không muốn chống xe quá tải vì mục tiêu phát triển kinh tế. Chúng tôi cũng nhận được phản ánh về việc này. Thậm chí, lãnh đạo một số địa phương còn có suy nghĩ rằng, xe to như vậy không cho chở đầy thì lãng phí”.

Theo ông Đặng Văn Chung, trước thực trạng xe quá tải bùng phát trở lại, cuối năm 2016, Tổng cục Đường bộ đã đề xuất Bộ GTVT tham mưu Chính phủ ban hành Chỉ thị 32 ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Trong đó Thủ tướng Chính phủ đã giao cụ thể trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe là chính quyền địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về tình trạng xe quá tải trên địa bàn mình quản lý.

“Nếu địa phương nào cũng làm chặt, quan tâm đến chống xe quá tải thì có trạm cân lưu động hay không có vẫn dẹp được xe quá tải, yếu tố cốt lõi vẫn nằm ở con người”, ông Đặng Văn Chung cho hay.

Phan Trang