• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em toàn quốc

(Chinhphu.vn) - Các chính sách phát triển giáo dục mầm non đã hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỉ lệ huy động trẻ đến trường và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

20/10/2022 14:40
Chính sách cho mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em toàn quốc - Ảnh 1.

Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Khi chính sách đi vào cuộc sống 

Ngày 20/10, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non (GDMN).

Thứ trưởng  Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, tháng 9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP. Đây là một văn bản quan trọng. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo sát sao, các địa phương tích cực tham mưu và triển khai thực hiện; đã có nhiều cách làm, phương pháp để thực hiện nghị định này.

Tại hội nghị này, từ thực tế triển khai, các đại biểu cùng nhìn nhận những thuận lợi, khó khăn, với mong đợi thời gian tới kế thừa kết quả đã làm được để tiếp tục triển khai những mô hình hay, tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành chính sách địa phương; chính sách đối với GDMN ở địa bàn có khu công nghiệp, đông lao động; quy định định mức kinh tế-kỹ thuật, dịch vụ GDMN không sử dụng ngân sách nhà nước…

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã đề nghị các đại biểu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thẳng thắn nhìn nhận tập trung vào nhiều vấn đề. Đó là, công tác đầu tư, quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non; chính sách khuyến khích xã hội hóa để phát triển GDMN và hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển GDMN.

Chính sách cho mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em toàn quốc - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Những kinh nghiệm trong tham mưu ban hành chính sách địa phương; chính sách đối với GDMN ở địa bàn có khu công nghiệp, đông lao động; quy định định mức kinh tế-kỹ thuật, dịch vụ GDMN không sử dụng ngân sách Nhà nước. Xem xét các khoản thu dịch vụ, cụ thể hơn từng bước, gặp những trở ngại gì đề xuất để cùng tháo gỡ.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với GDMN vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, như quyền học tập, được nuôi dưỡng của trẻ em được thực hiện ra sao. Chính phủ đang giao xây dựng đề án hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, cần có sự phối hợp liên ngành để triển khai hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

Đã thực hiện tốt nhiều chính sách hỗ trợ trẻ mầm non

PGS.TS. Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) cho biết, qua 2 năm triển khai Nghị định 105/2020/NĐ-CP với các chính sách phát triển GDMN đã đem lại kết quả hết sức tích cực. Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, các cơ sở GDMN được hỗ trợ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên mầm non ngoài công lập ở các địa bàn có khu công nghiệp được hỗ trợ. Nghị định thể hiện tính nhân văn hơn nữa khi chính sách ban hành đã trợ giúp cho nhiều cơ sở GDMN và giáo viên vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19.

Đến hết năm học 2021-2022, toàn quốc có 15.401 trường mầm non, 15.385 cơ sở GDMN độc lập. Tổng số cơ sở GDMN trên toàn quốc là 30.786. Cơ sở vật chất tại các cơ sở GDMN ở các địa phương được cải thiện đáng kể. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học được tăng cường đầu tư theo hướng kiên cố, hiện đại. Những điều kiện cho trẻ đến trường, đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn ngày một tốt hơn.

Chính sách cho mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em toàn quốc - Ảnh 3.

PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Đáng chú ý, nhiều chính sách hỗ trợ trẻ mầm non đã được thực hiện tốt. Tính đến hết năm học 2021-2022, theo tổng hợp số liệu báo cáo từ 63 tỉnh, thành phố, có 995.821 lượt trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa với kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng. 

Đến hết tháng 9/2022, 40 tỉnh, thành phố đã ban hành nghị quyết HĐND quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em, trong đó, 5 tỉnh ban hành mức hỗ trợ cao hơn so với quy định. Theo tổng hợp số liệu báo cáo từ 40 địa phương này, có khoảng hơn 86.000 trẻ em thuộc đối tượng nhận hỗ trợ.

Các chính sách này đã tác động sâu sắc đối tới phát triển GDMN và hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỉ lệ huy động trẻ đến trường và tỉ lệ chuyên cần; nâng tỉ lệ trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục 2 buổi/ngày, từ đó giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chính sách với giáo viên cũng được đặc biệt quan tâm

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDMN để tham mưu và quy định theo thẩm quyền bổ sung những vấn đề mới, đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN. Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án "Phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023-2030" và đề án "Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030". 

Tính đến hết năm học 2021-2022, toàn quốc có 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, tổng kinh phí đã thực hiện gần 561 tỷ đồng. Trong đó, số giáo viên mầm non dạy lớp ghép 2-3 tuổi là 9.578 người, giáo viên dạy lớp ghép 3 độ tuổi trở lên là 7.478. Cả hai đối tượng này chiếm 65.1% so với toàn quốc. Số giáo viên mầm non dạy tăng cường tiếng Việt là 12.718.

Chính sách cho mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em toàn quốc - Ảnh 5.

Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Cù Thị Thủy - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Theo Phó Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) Cù Thị Thủy, chính sách với giáo viên cũng được đặc biệt quan tâm. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 105/2020/NĐ-CP, HĐND tỉnh ban hành mức hỗ trợ tối thiểu đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở GDMN dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp có chăm sóc từ 30% trở lên trẻ là con công nhân, mức hỗ trợ tối thiểu là 800.000 đ/người/tháng. Đến nay đã có 40 tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết, trong đó 38 tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ bằng mức quy định tại Nghị định, 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng có mức hỗ trợ cao hơn. Theo thống kê của các địa phương này, 4.666 giáo viên mầm non đủ điều kiện được nhận hỗ trợ.

Nhiều cơ sở GDMN đã huy động thêm sự đóng góp của phụ huynh và các ban ngành, đoàn thể (hội phụ nữ, đoàn thanh niên…) tăng gia sản xuất, trồng rau sạch, đóng góp trứng, thịt, gạo, củi, hỗ trợ ngày công nấu ăn... để nâng cao chất lượng ăn bán trú cho trẻ tại trường. Chính sách này đã tác động sâu sắc đối với việc phát triển GDMN nói chung, cũng như trẻ em vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Về phía địa phương, Bộ GD&ĐT yêu cầu cần chú trọng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, các quy định về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương. Bảo đảm việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với các cơ sở GDMN, nhất là các cơ sở GDMN ngoài công lập.

Phương Liên