• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao chất lượng của các trung tâm học tập cộng đồng

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thời gian qua, mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng đã phát triển mạnh và rộng khắp trong cả nước, giúp cho hàng chục triệu lượt người được học tập tại các trung tâm với hàng trăm chuyên đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

07/05/2014 14:00
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vẫn còn những hạn chế, tồn tại như một số trung tâm học tập cộng đồng hoạt động mang tính hình thức hoặc không có điều kiện tổ chức hoạt động; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, giáo viên và báo cáo viên còn thiếu; tài liệu học tập chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu học tập của người dân; cơ sở vật chất chưa được tận dụng triệt để; các chuyên đề gắn với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh của từng nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng chưa được chú trọng.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng chủ động nắm bắt nhu cầu học tập của người dân thông qua sinh hoạt của các hội, đoàn thể, qua các cuộc họp thôn, tổ dân phố, câu lạc bộ, cũng như thông qua nhu cầu của thực tế sản xuất, kinh doanh...; căn cứ nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thông qua phỏng vấn, hộp thư tại cụm dân cư, tổ dân phố và các hình thức khác.

Hàng năm phân công các công chức được giao phụ trách địa chính, tư pháp, nông nghiệp, văn hóa,... và người đứng đầu của các tổ chức, đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi, hội khuyến học,… căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, nhu cầu học tập của nhân dân để đăng ký các chuyên đề cần phổ biến, chuyển giao kỹ thuật, tập huấn trong năm. Trên cơ sở đó ban giám đốc trung tâm tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động của cả năm.

Tổ chức các hình thức học tập linh hoạt

Các Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức các hình thức học tập linh hoạt, đưa lớp học về gần với người học tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập.

Đồng thời, tranh thủ các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án tại địa phương để tổ chức lồng ghép các hoạt động tạo điều kiện cho nhiều người được tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, tích cực vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm đóng góp cho các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; khai thác tối đa nội lực của cộng đồng để tổ chức cho người dân được học tập.

UBND xã bố trí ít nhất một phòng làm việc (có tủ tài liệu, bàn ghế làm việc, bảng thông báo kế hoạch,...) có diện tích tối thiểu đủ để ban quản lý trung tâm học tập cộng đồng có thể họp, giao ban và làm phòng thường trực của trung tâm học tập cộng đồng, ngoài ra cần khai thác, tận dụng cơ sở vật chất và những phương tiện sẵn có ở địa phương, như trường học, nhà văn hoá thôn, thư viện, hội trường UBND xã... để đặt lớp học.

Thùy Trang