• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

(Chinhphu.vn) - Một trong những biện pháp nâng cao các giá trị của rừng đó là thúc đẩy rừng gỗ lớn. Thúc đẩy trồng rừng sẽ nâng cao giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng.

07/11/2023 15:19
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu - Ảnh 1.

Toàn cảnh tọa đàm - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 07/11, báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến chủ đề "Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu", nhằm tạo diễn đàn tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi hơn cho phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng theo hướng đa giá trị, thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt nhiều kết quả khả quan

Ông Vũ Thành Nam, Trưởng phòng Sử dụng rừng, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết: "Thời gian qua, diện tích rừng của chúng ta tăng lên rất nhanh, để đạt được kết quả này là nhờ tổng hợp các giải pháp tổng thể của Chính phủ, Trung ương, chính quyền địa phương, đến người dân, góp phần đạt độ che phủ rừng. Chúng ta đã thực hiện việc giao đất giao rừng rất hiệu quả, rừng không những có chủ, mà còn tạo điều kiện cho người dân trồng rừng tiêu thụ được sản phẩm do mình trồng, góp phần nâng độ che phủ rừng đạt mục tiêu đề ra".

Cùng với đó, chính sách môi trường rừng, chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng, chính sách lâm nghiệp bền vững 5 năm… đều góp phần đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, tiêu thụ gỗ rừng trồng đến nay đã đạt 20 triệu khối gỗ rừng trồng được tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Diện, Trưởng phòng Thông tin và Chuyển đổi số, Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) cho biết, diện tích rừng trồng tăng 5 -5,5% hàng năm, độ che phủ đạt chỉ tiêu Chính phủ, Quốc hội đề ra, tạo công ăn việc làm cho hơn 2 triệu nông dân, rừng trồng chính là nguồn cung cấp chính cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.

Ông Diện nhấn mạnh, khi sửa Luật Bảo vệ phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp đã xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật theo chuỗi, từ trồng đến bảo vệ khai thác thương mại... định hướng này đã làm thay đổi giá trị, nhận thức dẫn tới hành động thay đổi trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Luật Lâm nghiệp còn hài hòa với Luật đất đai, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

"Chúng ta xác định Luật Lâm nghiệp phát triển đa dạng, da dụng để có chính sách về dịch vụ môi trường rừng phát triên, du lịch sinh thái, trên cơ sở đó đóng cửa rừng; yếu tố then chốt để bảo vệ rừng hiệu quả nhất từ trước tới nay. Chúng ta đã giao đất giao rừng, thể hiện vai trò làm chủ của người trồng rừng, để dân chủ động sản xuất, kinh doanh bảo vệ rừng", ông Diện cho biết.

Về giải pháp công nghệ, ngành lâm nghiệp đến nay đã tiên phong ứng dụng công nghệ, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, dùng các công nghệ phát hiện đám cháy sớm, đây là giải pháp bảo vệ rừng tốt hơn.

Ông Trần Lâm Đồng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia tiếp cận chứng chỉ rừng từ sớm, từ 2006, Việt Nam đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Tuy nhiên hiện nay rừng của bà con quản lý còn hạn chế, nhỏ lẻ.

Từ 2017, Việt Nam đã tiếp cận chứng chỉ rừng nhưng kết quả còn khiêm tốt chỉ đạt khoảng 250.000ha đạt chứng chỉ. Để xây dựng Luật Lâm nghiệp, điều đầu tiên là đưa chứng chỉ rừng vào trong luật.

Để thúc đẩy nhanh việc này, từ 2018 đến 2022, việc xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia của Việt Nam đã tạo ra được tiền đề để thực hiện chứng chỉ rừng bền vững. Hiện chúng ta có 435.000ha thì có 153.000ha đạt chứng chỉ rừng bền vững do tổ chức Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) cấp.

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Diện, Trưởng phòng Thông tin và Chuyển đổi số, Cục Kiểm lâm - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Phát triển rừng gỗ lớn từ sự đồng lòng của địa phương

Tại tọa đàm, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, trong tổng số 23.400 ha rừng trồng gỗ lớn FSC mà Quảng Trị đang có tập trung chủ yếu ở các công ty lâm nghiệp gồm: Bến Hải, Triệu Hải và Đường 9 với khoảng trên 17.000 ha, diện tích còn lại ở các hộ dân và hợp tác xã.

Quảng Trị cũng là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng nhận quốc tế FSC đối với rừng tự nhiên. Theo ông Đồng, kết quả này đã có tác động đến việc thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững tại Quảng Trị, thúc đẩy tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu giai đoạn 2023-2026, định hướng đến 2030, với mục tiêu sản xuất khoảng 4.000 tấn hạt trẩu, tương đương trị giá thương mại khoảng 50 tỷ đồng/năm cho nông dân khu vực miền núi.

Với diện tích rừng trồng gỗ keo và rừng tự nhiên được cấp chứng nhận quản lý bền vững FSC nói trên đã tạo điều kiện cho hơn 3.700 nông dân thuộc các cộng đồng miền núi, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia cung ứng cho thị trường nguyên liệu có chứng nhận FSC gồm gỗ keo và các lâm sản ngoài gỗ như tre nguyên liệu, hạt trẩu, bồ kết và măng khô.

Lâm sản ngoài gỗ là khoảng 30.000 tấn tre nguyên liệu có chứng nhận FSC nằm trong diện tích rừng ở trên giúp Quảng Trị có cơ hội tạo vùng nguyên liệu cho Công ty Water Solution South-East Asia để sản xuất khoảng 10.000 tấn than tre sinh học/năm, tạo ra giá trị thương mại lớn cho nông dân, đóng góp hấp thụ lâu dài 20.000 tấn CO2 hằng năm dưới hình thức than sinh học.

Để thực hiện mục tiêu này, giai đoạn 2022 -2025 tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC trên địa bàn 5 huyện gồm: Hải Lăng, Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh với khoảng 5.000 ha. Qua đó nâng diện tích rừng loại này lên khoảng 28.000 ha, đến năm 2030 phấn đấu đạt 30.000 ha. Để phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cần có thêm chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia.

Với mục tiêu hình thành vùng kinh doanh rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng, gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng Đề án Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030..

Ông Vũ Thành Nam, Trưởng phòng Sử dụng rừng, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay để quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư số 28/2018 quy định quản lý rừng bền vững, trong thông tư này đã quy định rất rõ các bước để xây dựng quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Để khu rừng có chứng chỉ rừng thì chủ rừng phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí của các tổ chức cấp chứng chỉ. Sau đó, có đơn vị vào đánh giá và đạt được yêu cầu đó thì sẽ được cấp chứng chỉ. Hiện nay, Việt Nam có 2 loại chứng chỉ rừng, đó là hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) và đã được VFC công nhận, có giá trị tương đương với các chứng chỉ của VFC và chứng chỉ FSC.

Tính đến tháng 9/2023, tổng diện tích rừng của Việt Nam cả 2 loại chứng chỉ VFCS và FSC gần 500.000ha, đạt hơn 90% mục tiêu đặt ra vào năm 2025 và đến 2030 đặt mục tiêu 1 triệu ha có chứng chỉ theo đề án quản lý rừng bền vững tại Quyết định 1288/2018.

Còn đối với diện tích rừng thuộc hệ thống chứng chỉ VFCS mới hình thành nhưng cũng đã phát triển nhanh, hiện đạt 152.000ha. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ rừng còn gặp một số khó khăn, đó là tiêu chí đánh giá trình độ của chủ rừng trong khi đó chủ rừng của chúng ta diện quy mô nhỏ, trình độ có hạn; chi phí phụ thuộc vào trình độ của chủ rừng.

Đỗ Hương