• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(Chinhphu.vn) - Thông qua chuỗi các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ giúp sinh viên được tiếp cận thông tin pháp lý về bán hàng đa cấp và bảo vệ người tiêu dùng, từ đó giúp các em biết tự bảo vệ bản thân và góp phần thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong toàn xã hội.

16/12/2022 10:41
Nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Ảnh 1.

Các diễn giả trao đổi với sinh viên tại Hội thảo tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các trường đại học. Ảnh: VGP

Tối 15/12, tại ký túc xã Mễ Trì - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các trường đại học được Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam - Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.

Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi sự kiện nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các trường đại học cho sinh viên. 

Tại hội thảo, ông Phạm Văn Cao - Phó Trưởng phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương lưu ý với các bạn sinh viên về một số dấu hiệu cảnh báo đa cấp bất chính như: Phải đặt cọc tiền; phải nộp tiền tham gia; bắt buộc mua hàng; chỉ tuyển dụng, không bán hàng hoặc bán hàng không có giá trị thực; trả tiền tuyển dụng; nói quá về sản phẩm; nói quá về cơ hội làm giàu; không được trả lại hàng…

Ông Phạm Văn Cao cho biết, một số đa cấp bất chính thường hoạt động theo hình thức cho đăng ký nhiều mã số, ký nhiều hợp đồng, cho mượn căn cước công dân để ký hợp đồng; hướng dẫn cách vay mượn, cầm cố tài sản; hướng dẫn cách nói dối, che giấu gia đình về kế hoạch làm giàu.

"Hầu hết các hoạt động đa cấp bất chính thường không hoạt động minh bạch, biểu hiện cụ thể như không có giấy tờ rõ ràng như hợp đồng, hóa đơn, biên lai; không có website chính thức; không có hệ thống quản lý bằng tài khoản đăng nhập; các giao dịch thường được nộp tiền qua tài khoản cá nhân và không trả tiền qua tài khoản", ông Phạm Văn Cao nhấn mạnh.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Phương Sơn – Giám đốc Đối ngoại Amway Việt Nam cho biết, ngành bán hàng đa cấp mong muốn lĩnh vực này phát triển lành mạnh, ổn định đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đồng thời được đánh giá công bằng từ công chúng và các cơ quan truyền thông đối với các công ty bán hàng đa cấp chân chính. Ngành bán hàng đa cấp cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước ngăn chặn các mô hình biến tướng và bất chính lợi dụng từ bán hàng đa cấp.

"Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan Nhà nước cũng như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoàn thiện hành lang pháp cho ngành hàng; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giáo dục tuyên truyền đến tất cả tầng lớp xã hội thông qua cơ quan báo chí truyền thông; xây dựng những tài liệu truyền thông sinh động và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu để có thể sử dụng trên các kênh mạng xã hội", ông Nguyễn Phương Sơn nói.

Nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Ảnh 2.

Hội thảo thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia tìm hiểu kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: VGP

10 điều cần biết với sinh viên để tránh đa cấp bất chính

Ông Nguyễn Phương Sơn cũng đã chia sẻ 10 điều cần biết với sinh viên về kinh doanh đa cấp và để tránh đa cấp bất chính tại Việt Nam.

Thứ nhất, với sinh viên, ưu tiên số một vẫn là việc học, việc tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp chỉ là cơ hội kiếm thêm thu nhập chứ không được đặt lên hàng đầu.

Thứ hai, các bạn sinh viên chỉ nên tham gia vào các công ty đa cấp đã được Bộ Công Thương cấp phép và sau khi đã tìm hiểu những thông tin chính thống và được kiểm chứng về tính hợp pháp, chương trình trả thưởng và đọc kỹ các điều khoản hợp đồng. Các điều khoản này được công khai trên trang web của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng như trang web của chính công ty đó.

Thứ ba, đối với kinh doanh đa cấp chân chính, việc ký kết hợp đồng bán hàng đa cấp và tham gia là hoàn toàn tự nguyện và không phải trả bất cứ một chi phí nào. Khi tham gia rồi, nhà phân phối hoàn toàn có thể có quyền chọn lựa có hoặc không thực hiện kinh doanh và mua bán hàng hóa.

Thứ tư, nếu đã mua hàng hóa thì có thể hoàn trả trong thời gian công ty đa cấp đã đăng ký với Bộ Công Thương kể từ ngày xuất hóa đơn VAT để lấy lại tiền (có trừ thuế hoặc khuyến mại nếu có) hoặc đổi các hàng hóa tương đương.

Thứ năm, tất cả hàng hóa kinh doanh phải là sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được các cơ quan Nhà nước cấp phép lưu hành và cấp giấy phép quảng cáo như là "thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…".

Thứ sáu, đối với tất cả các công ty kinh doanh đa cấp chân chính và được cấp phép hiện nay, nếu muốn có thu nhập và thu nhập tốt, nhà phân phối phải làm việc chăm chỉ trong việc bán hàng, không có chuyện không làm gì mà có thu nhập.

Thứ bảy, nhà phân phối chỉ có thu nhập (hoa hồng) phụ thuộc trực tiếp vào việc bán được sản phẩm thực tế đến tay người tiêu dùng.

Thứ tám, hãy tham gia các công ty có chương trình đào tạo nhà phân phối tốt. Muốn thực hiện chức năng bán hàng một cách tốt nhất, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải đào tạo kỹ càng cho nhà phân phối của mình để họ hiểu về sản phẩm và có kỹ năng bán hàng tốt.

Thứ chín, chương trình trả thưởng là tài liệu quan trọng nhất để phân biệt đa cấp bất chính. Nếu công ty nào không có chương trình trả thưởng rõ ràng hoặc không trả thưởng như cam kết là có dấu hiệu bất chính.

Thứ mười, sinh viên cần hết sức cẩn trọng với các hoạt động đầu tư tiền, kinh doanh tiền ảo, dịch vụ, bất động sản, dịch vụ giáo dục, thương mại điện tử lợi dụng mô hình đa cấp… rầm rộ trên các mạng xã hội hiện nay vì nguy cơ vướng vào đa cấp bất chính đối với các mô hình này rất cao.

DA