• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao năng suất, chất lượng cho mãng cầu ta (na) ở Tân Phú

Đó là một trong những mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học “Tuyển chọn xác định cây mãng cầu ta (na) đầu dòng, xây dựng quy trình thâm canh và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho loại giống mãng cầu ta trên địa bàn huyện Tân Phú” do Trung tâm giống cây ăn quả miền Nam thực hiện.

09/06/2011 12:54
Mô hình thử nghiệm của đề tài Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai từ rất lâu đã có vùng truyền thống trồng cây mãng cầu ta, thị trường tiêu thụ lớn là thành phố Hồ Chí Minh. Theo cơ cấu chuyển đổi cây trồng vật nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, huyện sẽ tập trung vùng chuyên canh mãng cầu ta chủ yếu ở các xã: Phú Lộc, Trà Cổ, thị trấn Tân Phú với diện tích mãng cầu năm 2010 đạt 2000 ha. Tuy nhiên để mãng cầu ta chiếm lĩnh được thị trường đòi hỏi cần đầu tư nghiên cứu cải thiện về giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn trái thu hoạch và bảo quản trái. Vì thế, đề tài đã tập trung vào các nội dung như: tuyển chọn giống tốt, xác định số trái trên cây và biện pháp bấm tỉa ngọn cành thích hợp trên cây nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, liều lượng phân bón cân đối, biện pháp phòng trừ 1 số sâu bệnh hại chính, nghiên cứu độ chín thu hoạch, nghiên cứu biện pháp làm tăng chất lượng trái, hiệu quả bảo quản trái và xây dựng một số mô hình chuyển giao kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng sản xuất mãng cầu ta của huyện. Ở Tân Phú, biện pháp nhân giống mãng cầu ta chủ yếu từ hạt, do hạt dễ ươm và cây trồng từ hạt có thời gian cho trái sớm. Nhưng đó cũng là một trong những lý do làm cho năng suất không cao, chất lượng không đồng đều. Để nâng cao năng suất cần thực hiện thêm nhiều biện pháp nhân giống vô tính như ghép mắt, ghép 1 đoạn cành, ghép áp. Theo kết quả nghiên cứu, đề tài đã tuyển chọn được 7 cá thể mãng cầu ta có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó có 2 cá thể được tuyển chọn thông qua hội thi cây mãng cầu ta trái ngon giống tốt năm 2008, 1 cá thể được tuyển chọn qua hội thi đấu xảo trái cây năm 2009 và 4 cá thể thông qua điều tra, bình tuyển quần thể. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, biện pháp bấm ngọn cành và tỉa thưa trái trên cây mãng cầu ta giai đoạn kinh doanh là một biện pháp kỹ thuật kinh tế. Đối với mãng cầu ta 6-7 năm tuổi, tỉa giữ lại 50 trái/cây kết hợp bấm ngọn cành có tỷ lệ trái loại 1 và loại 2 cao nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thạc sĩ Nguyễn An Đệ, đồng chủ nhiệm đề tài cho biết thêm, việc bấm tỉa ngọn, cành còn giúp hạn chế một số loại bệnh như ruồi đục trái hay rệp sáp. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc mà năng suất, chất lượng mãng cầu ta được nâng lên Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hợp lý cũng sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng của mãng cầu ta. Đề tài khuyến cáo, sử dụng công thức bón phân với liều lượng 250gN: 125gP2O5: 350gK2O 20kg phân chuồng/cây/vụ đạt năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao đối với mãng cầu ta giai đoạn cho trái ổn định (hơn 6 năm tuổi). Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định rằng các biện pháp đầu tư hệ thống tưới nước, thực hiện việc bao trái bằng nylon vừa ngăn được 1 số sâu bệnh, vừa làm trái sáng đẹp hơn. Để hạn chế bệnh ruồi đục trái và rệp sáp nhóm nghiên cứu cũng khuyên người nông dân nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: xua đuổi ruồi ở giai đoạn lúc trái 2 tháng tuổi bằng cách treo bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật có mùi hôi, phun thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh trước khi bao trái, tạo cho vườn thông thoáng, sử dụng các loại thuốc đặc trị rệp sáp và kiến hay dùng vòi phun áp lực để rửa trôi rệp sáp…. Về thời điểm thu hoạch thì mãng cầu ta 6-7 năm tuổi ở vùng đất đen Tân Phú thời điểm thu hoạch thích hợp từ 94-97 ngày sau đậu trái (độ chín 4,5) có chất lượng tốt nhất và trọng lượng quả không giảm so với thu hoạch ở độ chín 6 (100 ngày sau đậu trái). Chủ nhiệm đề tài cho biết thêm, hiện nhà vườn ở Tân Phú thường ít tiến hành đốn bỏ trồng mới. Qua điều tra cho thấy vườn dưới 4 tuổi chiếm 15%, vườn 4-7 tuổi chiếm 52,5%, vườn hơn 7 năm tuổi chiếm 32,5%, trong đó có vườn tới 12 năm tuổi. Trong khi đó, cây mãng cầu ta có chu kỳ khai thác khá ngắn so với 1 số cây ăn quả khác nên cây sẽ giảm năng suất khi cây hơn 8 năm tuổi. Do đó, đề tài khuyến cáo người dân cần phải đốn bỏ trồng mới khi cây bắt đầu giảm năng suất. Được biết đề tài sẽ đưa ra quy trình trồng mãng cầu năng suất cao giúp người nông dân ở Tân Phú thuận lợi trong việc trồng mãng cầu. Sau khi đề tài kết thúc, sẽ có các chương trình, dự án hỗ trợ để xây dựng và phát triển thương hiệu cho mãng cầu Tân Phú. Thùy Liên