• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử của người tham gia lễ hội

(Chinhphu.vn) - Công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp.

02/02/2018 16:05

Sáng 2/2 tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Theo Bộ VHTT&DL, năm 2017, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Phần lớn các lễ hội đều được diễn ra trong trong không khí linh thiêng, trang trọng, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh đồng thời thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Việc tổ chức lễ hội đã tuân thủ nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương. Các địa phương đã thành lập Ban tổ chức lễ hội với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội để trực tiếp quản lý các hoạt động trong thời gian lễ hội diễn ra. Thông qua tổ chức lễ hội, hệ thống di tích, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích được thực hiện tốt. Các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Các biểu hiện thương mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi đã giảm. Các lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, không phù hợp với xu thế thời đại đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ như: Lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ hai không tổ chức chém lợn giữa sân đình. Hội Phết đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ. Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) đã thay đổi hình thức tổ chức mới, chia đội và giới hạn khu vực chơi đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn. Lễ hội Cầu Trâu xã Hương Nha (Phú Thọ) đã không tổ chức nghi thức đập đầu trâu mà thay bằng nghi thức thực hành trình diễn. Lễ hội Đông Cuông (xã Thanh Khương, Văn Yên, Yên Bái) bỏ tục treo cổ trâu; 90 làng Cơ Tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bỏ tục đâm trâu....

Ngành VHTT&DL và chính quyền các địa phương đã quan tâm tới công tác cơ sở hạ tầng, mở rộng khu vực đón tiếp, nơi trông giữ phương tiện giao thông, xây dựng công trình vệ sinh công cộng hợp chuẩn, bố trí lực lượng thu gom, công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận ý kiến của nhân dân; vận động nhân dân và du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội, hạn chế thắp hương, đốt đồ mã...

Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hàng hóa được bố trí khoa học, hợp lý, xa khu vực di tích. Trước mùa lễ hội, các địa phương đều tổ chức quán triệt, yêu cầu các điểm kinh doanh ăn uống phải ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, không tăng giá, ép giá du khách, không bày bán thịt động vật hoang dã. Không để các hiện tượng mê tín dị đoan, xem bói, xóc thẻ, đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch, “chặt chém” trông giữ xe diễn ra tại di tích và lễ hội.

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu di tích và lễ hội được đảm bảo. Các ban quản lý di tích đầu tư xây dựng kế hoạch, lắp đặt camera theo dõi, giá cả hàng hóa dịch vụ được các cơ sở kinh doanh niêm yết, bán đúng giá theo quy định. Công tác bảo vệ môi trường tại các di tích được chú trọng, thu gom, vận chuyển hoặc xử lý rác thải kịp thời. Các nhà vệ sinh công cộng lưu động được bố trí hợp lý. Hầu hết các di tích có đông du khách tham quan vào dịp đầu xuân đã xây dựng nhà vệ sinh. Trong đó, một số di tích lớn như Yên Tử, Đền Cửa Ông, Tràng An, Chùa Hương đã có nhà vệ sinh đã đạt chuẩn theo quy định.

Bộ VHTT&DL đề nghị trong mùa lễ hội 2018, các địa phương cần quan tâm giải quyết tốt một số giải pháp trọng tâm, trong đó, quan trọng nhất là tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân tham gia lễ hội, khơi dậy giá trị nhân văn, hướng thiện, không chạy theo lợi ích vật chất ở lễ hội. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác phân công, phân cấp quản lý lễ hội, phải có cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tránh tư tưởng đùn đẩy.

Với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng như công an, y tế... để đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo từ các cơ quan chức năng, các cấp quản lý, để kịp thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Nhật Nam