• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm tiền gửi

(Chinhphu.vn) - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG) ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển, ổn định của kinh tế xã hội (KTXH) nói chung và hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng. Do đó, cần nâng cao nhận thức công chúng về chính sách BHTG.

29/05/2020 18:37


Vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH

Bên cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, củng cố niềm tin của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (TCTD), chính sách BHTG còn giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng, duy trì sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD; đóng góp tích cực vào phát triển KTXH cũng như xử lý khủng hoảng.

Nếu như trước đây, chính sách BHTG chủ yếu được thể hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và bộ, ngành thì sau khi Luật BHTG ra đời năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013, vai trò của chính sách BHTG đã được nâng lên một bước.

Cùng với việc kế thừa các quy định phù hợp trước đây, Luật BHTG đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Chính sách BHTG cũng thể hiện tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, bảo đảm phù hợp điều kiện KTXH ở nước ta, đặc biệt là các điều kiện về sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mức độ hiểu biết, thói quen tiết kiệm của người dân.

Cụ thể, với các quy định chi tiết về chủ thể được BHTG và tiền gửi được bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của người được BHTG, hạn mức chi trả BHTG, thời điểm chi trả tiền bảo hiểm phù hợp… đã thể hiện cam kết của Nhà nước trong việc bảo đảm an toàn đối với tiền gửi của người gửi tiền trong hạn mức BHTG khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản, hướng tới mục tiêu bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Mùi - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, ngoài vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia, BHTG còn tạo điều kiện cho hoạt động của nền kinh tế cũng như các TCTD được ổn định; qua đó, góp phần tích cực vào việc duy trì an ninh, trật tự xã hội. Đó là một vai trò rất cơ bản của BHTG.

“Đã là BHTG thì dù ở quốc gia nào vai trò cũng sẽ giống nhau và Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo đó. Nếu có khác thì sẽ ở mức độ, phạm vi và mô hình hoạt động. Còn riêng vai trò vô cùng cơ bản - đó là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và sự an toàn, lành mạnh của các tổ chức tham gia BHTG, dù trên thế giới hay ở Việt Nam cũng tương đồng”, bà Nguyễn Thị Mùi nhấn mạnh.

Người gửi tiền nên tìm hiểu về chính sách BHTG

Từ khi được thành lập, BHTG Việt Nam đã chi trả cho người gửi tiền kịp thời, đúng quy định, góp phần nâng cao niềm tin công chúng đối với hệ thống tài chính-ngân hàng. Đồng thời, người gửi tiền còn được bảo vệ gián tiếp thông qua các nghiệp vụ BHTG khác nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng gắn với “vòng đời” của tổ chức tham gia BHTG như: cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG, giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt...

Bên cạnh triển khai các hoạt động nghiệp vụ, BHTG Việt Nam đã tích cực tuyên truyền chính sách BHTG đến người gửi tiền và đây được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của BHTG Việt Nam.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang quyết liệt tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu. BHTG Việt Nam cũng từng bước phát huy vai trò, tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD cũng trao cho BHTG Việt Nam trách nhiệm lớn hơn trong quá trình này. Cụ thể: ho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ, đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt, xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt trình NHNN xem xét… Điều này càng chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của tổ chức BHTG tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Mùi, do nhiều nguyên nhân, BHTG Việt Nam mặc dù có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng mới thể hiện được ở trong một phạm vi nhất định. Cụ thể, nhiều người gửi tiền chưa thực sự quan tâm và có nhận thức đúng đắn về chính sách BHTG.

Bà Nguyễn Thị Mùi cho rằng, người dân thực sự rất cần tìm hiểu về vai trò của tổ chức BHTG trong nền kinh tế, vì một khi hiểu và có kiến thức, biết được vai trò quan trọng của tổ chức BHTG đối với quyền lợi của mình thì sẽ có lợi không chỉ cho người dân, mà còn có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng.

Việc có hiểu biết đầy đủ, chính xác về chính sách BHTG sẽ giúp người gửi tiền có trách nhiệm khi lựa chọn và gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG. Hiện tượng một số TCTD dùng biện pháp cạnh tranh bằng lãi suất cao để lôi kéo khách hàng gửi tiền thì sẽ được hạn chế.

Cần lưu ý là trong nền kinh tế thị trường, lãi suất cao thường đi đôi với rủi ro lớn. Luật các TCTD năm 2017 đã mở ra hướng cho phép các TCTD phá sản khiến người dân cũng sẽ cân nhắc khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền. Bên cạnh đó, điều này cũng buộc BHTG Việt Nam phải có trách nhiệm với người dân khi TCTD đổ vỡ và tương tự, TCTD nhận tiền gửi của người dân cũng cần có trách nhiệm với đồng tiền người dân gửi vào.

Đồng thời, việc người dân có kiến thức về vai trò của tổ chức BHTG, cung cấp thông tin cho tổ chức BHTG thì sẽ giúp tổ chức BHTG giám sát các TCTD, giúp các tổ chức này hoạt động lành mạnh, bền vững hơn.

“Tôi tin rằng, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường một cách đích thực, tổ chức BHTG sẽ ngày càng có vai trò lớn hơn”, PGS.TS Nguyễn Thị Mùi bày tỏ tin tưởng.

Anh Minh