• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cấp xe tăng tác chiến trên đường phố

Xe tăng tác chiến trên đường phố có nguy cơ lớn nhất là nhiều tay súng chống tăng ẩn nấp trong các góc công trình, cửa sổ tầng cao bắn tới. Tuy vậy lợi thế của tăng là che chắn cho bộ binh tiến lên, diệt các hỏa điểm, làm chủ tình hình nhanh chóng…nên công nghệ mới cho xe tăng tác chiến đô thị đang hướng tới nhiều nội dung cụ thể

24/04/2013 16:56

Mô hình 3D xe tăng tác chiến trên đường phố

Các góc phố, tường nhà không gian chật hẹp, góc quan sát bị giới hạn, xe tăng không thể phát huy được tính năng cơ động và hỏa lực mạnh của mình. Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã yêu cầu Công nghiệp Quốc phòng nước này phát triển tổ hợp thiết bị nâng cấp lắp đặt trên xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 và T-90 để thích nghi với khả năng tác chiến trong đô thị nhằm khắc phục yếu điểm ấy.

Tăng vỏ giáp, che chắn hỏa khí

Trước hết xe tăng phải có khả năng vượt qua các vật cản tự chế trên đường phố. Để vượt “chiến lũy” là bàn ghế, “cự mã” hàn sắt, các tấm bê tông…xe phải có băng xích chắc chắn, xe cân bằng tốt, vượt khoảng cách trũng tốt.

Xe tăng nâng cấp sẽ được trang bị thêm tấm chắn trước cho phép hạn chế tối đa thiệt hại trước mìn chống tăng và bom đặt ven đường. Xung quanh thân xe sẽ được lắp thêm các tấm hợp kim đặc biệt để chống lại các dòng súng phản lực diệt tăng và gia cố thêm lớp giáp phản ứng nổ kết hợp giáp phản ứng nổ và giáp lồng, sao cho xe tăng phải chịu được súng phóng lựu diệt tăng RPG-7 (B-41) và RPG-29 và các thiết bị gây nổ nặng trên 10kg. Xe tăng còn có các lưỡi ủi và bánh ru-lô nặng để đè mìn trước khi tiến lên.

Góc bắn cao - xoay trở dễ dàng

Đặc điểm sử dụng xe tăng trong tác chiến đô thị là phải có khả năng xạ kích mục tiêu trên các tòa nhà, không phải trên mặt đất. Do đó nòng pháo phải ngắn, không bị vướng, lại có góc bắn cao, có khả năng bắn các loại đạn có cỡ nòng khác nhau và đạn dưới cỡ khác nhau.

Đơn cử xe tăng Abraham M1A1 của Mỹ có góc tầm là 20 độ dương và 9 độ âm. Nếu mục tiêu ở tầng một, xe tăng có thể xạ kích ở khoảng cách là 2,5m, nếu mục tiêu ở tầng thứ 3 tòa nhà, tầm bắn là 23m và nếu mục tiêu ở tầng 18 thì tầm bắn sẽ là 132m. Rõ ràng đường phố gấp khúc, chiều rộng mặt đường hẹp (dưới 15m) thì khả năng tác xạ của pháo tăng khó khăn.  Các chuyên gia còn chỉ ra, cần bổ sung súng máy hạng nặng điều khiển từ xa (từ trong thân xe).

Để xoay trở linh hoạt ở mọi loại đường phố, dù hẹp, cơ cấu “bó-lái” của xe tăng vẫn có khả năng quay tại chỗ 360 độ, bán kính quay gần bằng 0 (kiểu quay com-pa).

Thiết bị bổ trợ tiên tiến

Trong khi đó xe cùng cần cơ động với tốc độ cao, tăng tính đột phá, đè bẹp. Xe tăng có khả năng quan sát toàn hướng 360 độ và quan sát không gian chỏm cầu trên 180 độ (cầu), để phát hiện các hỏa điểm đối phương từ tầng cao. Ngoài ra, xe tăng cần có khả năng tạo màn khói azot dày đặc để ngụy trang chính mình.

Thông tin liên lạc với “toàn mặt trận” và xe tăng trong đội hình cần phải có phương tiện liên lạc vô tuyến thông thoại tốt, không bị nhiễu để hiệp đồng bộ binh, xe tăng chặt chẽ, không bị chia cắt. Tác chiến ban đêm xe tăng còn có thiết bị khuyếch đại ánh sáng tiên tiến.

Trung Ngôn (theo Lenta, defence talk)