• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hậu Giang, Kiên Giang cần chú trọng thế mạnh nông nghiệp để tăng tỷ lệ tăng trưởng

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 151/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang.

03/04/2025 16:40
Hậu Giang, Kiên Giang cần chú trọng thế mạnh nông nghiệp để tăng tỷ lệ tăng trưởng- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng khảo sát dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh (Hậu Giang) - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Về tình hình kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2025, tỉnh Hậu Giang đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị hiệu quả kinh doanh của các thành phần kinh tế. 

Tình hình kinh tế - xã hội đạt được một số kết quả tích cực, trong đó: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,82%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,15%; sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện; phòng, chống hạn mặn được kiểm soát; tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 11.906 tỷ đồng, tăng 19,79%. Tỉnh có 159 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 15% với tổng vốn đăng ký 657 tỷ đồng, tăng 37%. Tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 6,06%.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế của Hậu Giang còn nhỏ, chủ yếu phát triển về nông nghiệp; kết quả thu hút đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, thu hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực, uy tín sẵn sàng đầu tư vào tỉnh vẫn còn hạn chế; giá nhiều nguyên vật liệu tăng đột biến làm tăng chi phí thực hiện dự án.

Đối với tỉnh Kiên Giang, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều khởi sắc, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 20% so với cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác kiểm soát, phòng chống hạn mặn, điều tiết nguồn nước để bảo vệ và phục vụ cho sản xuất. Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 23,8%, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 12.407,35 tỷ đồng, tăng 15,32%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 49.962 tấn, tăng 23,4%; không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15,64%; tổng lượt khách đến tham quan du lịch tăng 13,7% (trong đó tại thành phố Phú Quốc tăng 25,1%).

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc: Kiên Giang ở vị trí có nguy cơ cao về sạt lở bờ sông bờ biển, hạn hán xâm nhập mặn, để đạt được mức tăng trưởng cao địa phương cần xác định rõ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra. Một số ngành sản xuất gặp khó khăn do giá đầu vào tăng cao và thị trường tiêu thụ chậm. Thời tiết diễn biến bất thường, mưa trái mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Nhiều dự án tồn đọng, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm liên quan đến thủ tục đất đai, điều chỉnh quy hoạch... Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc nhóm cuối.

Hậu Giang xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn mục tiêu Chính phủ giao

Về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 của tỉnh Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2024 đạt 8,76% (đứng thứ 15/63 địa phương). Tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 cho Hậu Giang là 8,8%, Tỉnh đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn là 10,14% (trong đó: khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng 3,38%, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 17,71%, khu vực III (dịch vụ) tăng 7,84%).

Về giải ngân vốn đầu tư công: Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước là 4.939,052 tỷ đồng, đến nay, Tỉnh đã cơ bản phân bổ chi tiết hết số vốn đã giao. Tính đến hết tháng 2 năm 2025, số vốn giải ngân đạt 11% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn bình quân chung cả nước.

Về phát triển nhà ở xã hội: Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2021 - 2030 là 1.400 căn hộ (trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 700 căn hộ). Hiện đã hoàn thành198 căn; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện phấn đấu đến năm 2030 xây dựng 1.572 căn nhà ở xã hội.

Về xóa nhà tạm, nhà dột nát: Tổng số 1.475 hộ đề nghị hỗ trợ nhà ở (xây dựng mới 829 hộ và sửa chữa là 646 hộ). Tính đến hết ngày 18 tháng 3 năm 2025, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng được 1.068/1.475 căn, đạt tỷ lệ 72,41%.

Về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Năm 2023, Hậu Giang có 3 chỉ số tăng hạng như: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp hạng 19/63 địa phương (tăng 1 bậc); Chỉ số hài lòng (SIPAS) xếp hạng 29/63 (tăng 4 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng 9/63 (tăng 4 bậc).

Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2025 triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2025 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Kiên Giang phấn đấu tăng trưởng khu vực I tăng 3,78%, khu vực II tăng 11,89%, khu vực III tăng 10,24%

Về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 của tỉnh Kiên Giang: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2024 đạt 7,5%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 cho Kiên Giang là 8%, Tỉnh đã xây dựng kịch bản tăng trưởng trong đó: khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng 3,78%, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 11,89%, khu vực III (dịch vụ) tăng 10,24%.

Về giải ngân vốn đầu tư công: Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước là 8.617,498, đến nay, Kiên Giang đã cơ bản phân bổ chi tiết hết số vốn đã giao. Tính đến hết tháng 2 năm 2025, số vốn giải ngân đạt 7,65% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn bình quân chung cả nước.

Về phát triển nhà ở xã hội: Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2021 - 2030 là 3.500 căn hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 1.700 căn hộ, hiện đã hoàn thành 1.011 căn, đạt 59,5% kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2025, sẽ tổ chức khởi công 2.406 căn.

Về xóa nhà tạm, nhà dột nát: Mục tiêu đến hết năm 2025 hỗ trợ cất mới 2.314 căn, sửa chữa 485 căn; đã khởi công xây dựng mới 920/2.314 căn, đạt 39,76% (hoàn thành và bàn giao 567 căn, đạt 31,63%), khởi công sửa chữa 326/485 căn, đạt 67,22% (hoàn thành và bàn giao 90 căn, đạt 27,61%). Tổng kinh phí hoàn thành là 153,39 tỷ đồng.

Về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Năm 2023, Kiên Giang có 4 chỉ số tăng hạng như: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp hạng 40/63 địa phương (tăng 1 bậc); Chỉ số hài lòng (SIPAS) xếp hạng 17/63 (tăng 7 bậc); Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) xếp hạng 56/63 (tăng 1 bậc); Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) xếp hạng 44/63 (tăng 9 bậc).

Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Nghị quyết số 82-NQ/TU ngày 27/2/2025 về thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW; Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2025 triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2025 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và đạt được kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào kết quả chung của cả nước trong những tháng đầu năm 2025.

Đẩy nhanh cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Hậu Giang, Kiên Giang cần chú trọng thế mạnh nông nghiệp để tăng tỷ lệ tăng trưởng- Ảnh 2.

Kiên Giang, Hậu Giang cần tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, xây dựng nhà ở xã hội

Để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, xây dựng nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát, các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đã đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 2 tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang tập trung quyết liệt sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và sắp xếp địa giới hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; chú trọng thế mạnh nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long để tăng tỷ lệ tăng trưởng của khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản); xác định cụ thể nguồn lực xã hội, kinh phí nhà nước, phần tăng thu của địa phương, yếu tố tăng năng suất, các dự án mới để tăng tính khả thi trong thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng.

Đồng thời, tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công, vừa tháo gỡ những nút thắt về hạ tầng, vừa đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài (đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu tư nước ngoài gián tiếp). Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thống kê, phân loại, rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai của từng dự án, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tạo nguồn lực, dư địa cho phát triển; chủ động làm việc với các bộ, cơ quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Nghiên cứu, bám sát, cập nhật các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để kịp thời điều chỉnh phù hợp trong xây dựng chính sách, triển khai thực hiện tại địa phương. Chủ động tham mưu, đề xuất với các bộ, cơ quan trung ương, cấp có thẩm quyền phương hướng xử lý đối với những cơ chế, chính sách bất cập, vướng mắc, hạn chế khi triển khai trong thực tiễn.

Đẩy mạnh hơn nữa xóa nhà tạm, nhà dột nát. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2030, bảo đảm công khai, minh bạch, hỗ trợ hiệu quả cho người mua nhà, thuê nhà. 

Minh Hiển