• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt

(Chinhphu.vn) - Nghị định số 103/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt.

26/05/2025 14:14
Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt- Ảnh 1.

Chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt

CHÍNH SÁCH CHUNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG NÒNG CỐT, CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP AN NINH NÒNG CỐT

Nghị định số 103/2025/NĐ-CP quy định một số chính sách chung đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt. Cụ thể:

Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao và ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề

Nghị định quy định người lao động có trình độ đại học trở lên, công nhân kỹ thuật làm việc trong ngành, nghề đặc thù quốc phòng, an ninh, công nhân kỹ thuật bậc cao được hưởng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao theo quy định của pháp luật có liên quan và các chính sách sau:

- Được trả mức lương tối thiểu tương đương với mặt bằng tiền lương của lao động làm công việc theo ngành, nghề, lĩnh vực trên thị trường trong nước. Trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước, mức tiền lương không vượt quá mức tiền lương của chuyên gia tại Điều 19 Nghị định này.

Tiền lương quy định tại khoản này được bổ sung vào quỹ lương của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt sau khi xác định quỹ lương theo quy định của pháp luật về quản lý lao động, tiền lương. Phần tiền lương bổ sung này được hạch toán vào chi phí và được tính vào giá thành sản phẩm.

- Được hưởng chính sách ưu tiên về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề như sau:

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;

+ Được ưu tiên tạo điều kiện để tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và tham gia nghiên cứu khoa học;

+ Được tham gia các chương trình bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng và an ninh, kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm;

+ Được cử tham gia các khóa đào tạo tập trung trong nước, quốc tế theo các chương trình có ngành, nghề, lĩnh vực phù hợp với sản xuất quốc phòng, an ninh;

+ Người có trình độ đại học trở lên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với sản xuất quốc phòng, an ninh, phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt được ưu tiên tập trung bồi dưỡng theo hướng trở thành chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư.

- Ngành, nghề đặc thù quốc phòng, an ninh quy định tại Điều này là ngành, nghề quy định tại Phụ lục danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn phục vụ quốc phòng, an ninh do doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Chính sách hỗ trợ lương và phụ cấp đặc thù khi thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

1- Người lao động được Nhà nước đảm bảo lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc, thang lương, bảng lương và phụ cấp đặc thù quy định tại Điều 11 Nghị định này khi thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sau: Diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên, huấn luyện dân quân tự vệ; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Học tập chính trị và các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; Tham gia hội thi, hội thao, văn hóa văn nghệ và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

2- Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mức lương và phụ cấp đặc thù cho người lao động tính theo thời gian thực tế làm nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao ở trên và thời gian này người lao động không hưởng lương, phụ cấp đặc thù từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Chính sách đối với người lao động bị thương, chết khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh

Nghị định quy định người lao động khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh mà bị thương hoặc bị chết được hưởng chính sách theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 65 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt trong phạm vi quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiến hành các thủ tục đề nghị giải quyết chính sách thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ đối với người lao động, bao gồm cả lao động hợp đồng bị thương, chết khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh; hỗ trợ gia đình thực hiện các thủ tục hành chính và bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền lợi, chế độ bảo hiểm cho người lao động hoặc thân nhân.

Ngoài ra, Nghị định số 103/2025/NĐ-CP còn quy định cụ thể chế độ đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt là doanh nghiệp và không phải là doanh nghiệp.

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH NÒNG CỐT LÀ DOANH NGHIỆP

Người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt là doanh nghiệp được hưởng chính sách về tiền lương, phụ cấp đặc thù; hỗ trợ về lương, phụ cấp đặc thù khi doanh nghiệp không đảm bảo kết quả sản xuất, kinh doanh; chăm sóc sức khỏe đối với người lao động; chính sách đối với lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Chính sách về tiền lương, phụ cấp đặc thù

1- Lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được áp dụng các chính sách về tiền lương như đối với người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2- Về chính sách về phụ cấp đặc thù: 

a) Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt; người làm công tác cơ yếu làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt sản xuất sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ yếu; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an làm việc tại cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Người lao động là lao động hợp đồng do cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, được bố trí theo dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh được hưởng phụ cấp đặc thù. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt xây dựng phụ cấp đặc thù cho lao động hợp đồng tại điểm này bảo đảm tương quan với đối tượng hưởng tại điểm a khoản này và đưa vào thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của doanh nghiệp;

Kinh phí chi trả phụ cấp đặc thù cho người lao động theo quy định ở trên được tính vào giá thành sản phẩm nhưng không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Hỗ trợ về lương, phụ cấp đặc thù khi doanh nghiệp không đảm bảo kết quả sản xuất, kinh doanh

Nhà nước hỗ trợ ngân sách để đảm bảo đủ lương và phụ cấp đặc thù cho người lao động trong trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh không bảo đảm đủ lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù như sau:

- Bảo đảm đủ phần chênh lệch giữa mức lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù cho đối tượng quy định tại a ở trên so với mức lương và phụ cấp đặc thù thực nhận mà doanh nghiệp trả thấp hơn;

- Bảo đảm đủ phần chênh lệch giữa mức lương theo thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và phụ cấp đặc thù cho đối tượng theo quy định tại b ở trên so với mức lương và phụ cấp đặc thù thực nhận mà doanh nghiệp trả thấp hơn.

Việc hỗ trợ khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền giao thấp hơn 50% so với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh làm cho doanh nghiệp không đảm bảo chi trả đủ mức lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù;

- Các biến động về giá cả, tiền lương và các yếu tố chi phí khác không được điều chỉnh tác động đến hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh làm cho doanh nghiệp không đảm bảo chi trả đủ mức lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù;

- Hoàn thành sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh bằng hoặc cao hơn kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng cuối năm quyết toán tài chính khi cấp có thẩm quyền xác định quỹ lương thực hiện thấp hơn quỹ lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù;

- Trong trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp không đảm bảo chi trả đủ mức lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù.

Chăm sóc sức khỏe đối với người lao động

Nghị định quy định người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt là doanh nghiệp được đảm bảo các điều kiện, quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm: Công tác sơ cứu, cấp cứu, quản lý, chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế cơ quan, đơn vị; công tác vệ sinh phòng dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm; công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 01 lần/năm; đối với lao động trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được khám 01 lần/6 tháng theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Mức tiền khám và danh mục khám theo tiêu chuẩn, định mức của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định ở trên cho các đối tượng sau: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt; người làm công tác cơ yếu làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt sản xuất sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ yếu; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an tại cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt; lao động hợp đồng bố trí theo dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh.

Chính sách đối với lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Lao động nữ đang mang thai hoặc người lao động nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và pháp luật khác có liên quan.

Ngoài chế độ, chính sách trên, Nhà nước bố trí ngân sách để đảm bảo các khoản chi hỗ trợ lao động nữ trong thời gian mang thai hoặc người lao động nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được hỗ trợ thêm khoản tiền bằng 50% mức lương cơ sở;

- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, lao động nữ được hỗ trợ thêm khoản tiền bằng một tháng lương theo mức hưởng chế độ thai sản;

- Trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi, mỗi năm người lao động được hỗ trợ thêm tối đa một lần khoản tiền bằng 50% mức lương cơ sở khi nghỉ việc chăm con ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chính sách hỗ trợ quy định tại điểm này đảm bảo không quá 03 lần cho mỗi con.

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH NÒNG CỐT KHÔNG PHẢI LÀ DOANH NGHIỆP

Nghị định quy định người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt không phải là doanh nghiệp được hưởng chính sách về tiền lương, phụ cấp đặc thù và thu nhập khác.

Cụ thể, người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt không phải là doanh nghiệp được hưởng lương, phụ cấp đặc thù giống người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt là doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu nhập sau:

- Thù lao từ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

- Được hưởng một phần từ nguồn thu quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sở hữu trí tuệ) do cá nhân chủ trì hoặc tham gia theo quy định của pháp luật về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Phương Nhi