• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nga: Hàng trăm nghìn người tham gia Ngày trồng rừng

Ngày thứ bảy (14-5) vừa qua, hàng trăm nghìn tình nguyện viên đã tham gia vào việc phục hồi rừng ở các khu vực bị ảnh hưởng do cháy rừng ở Nga năm 2010.

17/05/2011 11:49

Trồng rừng góp phần hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Ảnh: Internet)

Hoạt động này do Tổng cục Lâm nghiệp Nga (ROSLESKHOZ) và Hội Địa lý Nga tổ chức, diễn ra rộng khắp trên phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga. Ngày 14/5 tại Nga được coi là Ngày trồng rừng.

Như đã biết, năm 2011 được Liên Hợp Quốc chọn là Năm “Rừng quốc tế. Đối với Nga, rừng được xem là tài nguyên có ý nghĩa vô cùng to lớn, mà thiếu nó thì không thể có cuộc sống. Những vụ cháy rừng chưa từng có xảy ra trong năm 2010 đã làm người Nga đau lòng và kinh tế nước Nga thiệt hại. Hậu quả của cháy rừng không chỉ gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn hủy hoại môi trường sống của các động vật có vú, các loài chim và làm xuất hiện ngày càng nhiều những khu vực mà con người không thể sống được tại đó. Theo các chuyên gia đánh giá, cháy rừng năm 2010 Nga đã thiêu hủy khoảng 50 triệu cây lấy gỗ.

Những tổn thất to lớn đó cần phải được bù đắp. Nhiệm vụ này trước hết là của những người chịu trách nhiệm chăm sóc rừng, song những tình nguyện viên bảo vệ rừng cũng đóng góp một phần không nhỏ. Ông A-lếch-xây Bô-bi-ren-xki - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ rừng (Nga) khẳng định: Chỉ khi nào vấn đề bảo vệ rừng không chỉ còn là nhiệm vụ của những người có nghiệp vụ được đào tạo chuyên nghiệp trở thành mối quan tâm đối với cả số đông người dân thì mối liên hệ mật thiết giữa con người với rừng mới thực sự hình thành. Khi một người tự mình trồng một cây non thì họ sẽ hiểu được rằng phục hồi rừng không phải là việc có thể làm xong trong một sớm một chiều. Khi đó, mọi người sẽ ý thức giữ gìn bảo vệ rừng cao hơn. Đa phần nguyên nhân các vụ cháy rừng là do con người bất cẩn khi dùng lửa.”

Phục hồi rừng cây lâu năm và rừng gỗ quý hiếm là rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Một bộ phận lớn rừng thông ở trung tâm nước Nga đã bị thiệt hại, trong khi đó thời gian để một cây lá kim (các loài thông) phát triển trưởng thành cho thu hoạch được phải là 60-80 năm. Trong Ngày trồng rừng, các tình nguyện viên đã trồng được 110 nghìn cây thông non 2 năm tuổi ở vùng ngoại ô, cách thủ đô Mat-xcơ-va 80km. Thổ nhưỡng đất pha cát ở khu vực này là điều kiện tốt cho rừng thông phát triển.

Các nhà khoa học thường gọi những cánh rừng Nga là lá phổi của hành tinh, bởi diện tích rừng Nga chiếm 1/5 độ che phủ rừng toàn thế giới. Vì vậy, quá trình phục hồi rừng ở Nga càng diễn ra nhanh bao nhiêu thì nhân loại trên hành tinh sẽ càng dễ thở hơn bấy nhiêu.