• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nga thí nghiệm tên lửa siêu âm mới

Bắt đầu từ tháng 7/2013, Nga có thể sẽ phóng thí nghiệm tên lửa siêu âm thế hệ mới, dự kiến tên lửa có khả năng đạt tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh (gần 5.800km/h).

15/01/2013 12:21
Mô phỏng một cuộc phóng tên lửa siêu âm

Dự án đang được giữ bí mật, vì vậy số hiệu, nhiệm vụ, các thông số kỹ chiến thuật của tên lửa không được tiết lộ.

Các thí nghiệm bắn (ném) được Nga thử sơ bộ từ năm 2012, nhưng đó chỉ là kiểm tra sự kiểm soát của tên lửa trong khi bay và tương tác của nó với hệ thống khởi động cùng thiết bị mang (bệ treo) của máy bay, cũng như liên kết mạng.

Trong các thí nghiệm mới, các tham số phóng sẽ được mở rộng, tên lửa sẽ thực hiện đường bay dài hơn trên tốc độ siêu âm, còn động cơ tên lửa sẽ hoạt động trong một số chế độ khác nhau.

Việc thiết kế tên lửa siêu âm đã được tiến hành một cách tích cực ở Liên Xô (trước đây) từ những năm 1970.

Liên hiệp Khoa học sản xuất Mashinostorenie đã chế tạo tên lửa Meteorit, sau đó là bắt đầu công việc trên khí tài mã số 4202.

Phòng thiết kế Raduga của Nga trong những năm 1980 cũng bắt đầu dự án GELA Kh-90. Trong những năm 1970, trên cơ sở tên lửa tổ hợp S-200  Nga đã chế tạo tên lửa Kholod, có khả năng đạt tốc độ 6.000km/h.

Tới thời điểm này, Liên hiệp khoa học sản xuất Mashinostroenie đang hợp tác với Ấn Độ thiết kế tên lửa có cánh siêu âm “Brahmos”, có khả năng đạt tốc độ March 5. Ngoài ra, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đang nhận nhiệm vụ chế tạo tên lửa có tốc độ vượt tốc độ âm thanh đến 12-13 lần.

Trần Văn ( theo Izvestia, Lenta, Missile tech)