• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngăn chặn buôn lậu từ hàng quá cảnh

(Chinhphu.vn) - Với số lượng hàng hóa nhập khẩu quá cảnh từ các cửa khẩu cảng Sài Gòn đi các nước qua các cửa khẩu đường bộ rất lớn, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn hàng lậu tiềm ẩn từ các lô hàng quá cảnh này.

09/08/2016 11:07


Ảnh minh họa

Nhiều vụ hàng quá cảnh chứa hàng cấm nhập khẩu, hàng nhập khẩu có điều kiện qua các cửa khẩu TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã bị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện bắt giữ. Điển hình, vào đầu tháng 6/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phát hiện 2 chiếc xe ô tô đã qua sử dụng, cùng nhiều máy móc là động cơ ô tô, động cơ thủy được cất giấu trong lô hàng quá cảnh từ Hàn Quốc về Việt Nam để xuất khẩu sang Campuchia.

Trước đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với các đơn vị Hải quan địa phương đã phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp tự ý rút ruột hàng quá cảnh tiêu thụ nội địa; không xuất khẩu hàng quá cảnh đúng thời gian quy định…

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, trung bình mỗi ngày có từ 80-100 tờ khai hàng quá cảnh làm thủ tục tại Chi cục. Mặt hàng chủ yếu là nguyên phụ liệu may, máy móc, hàng bách hóa… có xuất xứ từ Trung Quốc quá cảnh đi Campuchia. Từ thực tế các lô hàng vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho rằng, doanh nghiệp thường lợi dụng việc miễn kiểm tra thực tế đối với hàng quá cảnh, khai báo tên hàng hóa thông thường, chung chung, nhưng thực chất là hàng nhập khẩu có điều kiện, phải có giấy phép của Bộ Công Thương.

Phối hợp ngăn chặn

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, phụ trách Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Phòng Giám sát quản lý phải đánh giá thực trạng hàng quá cảnh hiện nay đang thực hiện tại các chi cục, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để ngăn chặn, báo cáo Tổng cục Hải quan để kiến nghị các giải pháp phối hợp với các đơn vị chức năng giám sát, quản lý một cách hiệu quả, tránh phát sinh hàng lậu, hàng cấm từ nguồn hàng quá cảnh.

Để ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua loại hình hàng hóa quá cảnh, mới đây, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị Cục Hải quan các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang phối hợp trao đổi thông tin và kiểm soát chặt chẽ các lô hàng quá cảnh có dấu hiệu nghi vấn.

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, thời gian vừa qua có hiện tượng một số DN đã sử dụng thủ đoạn khai báo tên hàng hóa nhập khẩu ban đầu trên E-manifest là máy móc cũ, có tên người nhận hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi bị các cơ quan chức năng phát hiện lô hàng có nghi vấn hoặc phối hợp kiểm tra thì doanh nghiệp liền điều chỉnh manifest với tên hàng, người nhận hàng là phía Campuchia và làm thủ tục hải quan theo loại hình quá cảnh.

Đồng thời, lợi dụng cơ chế thông thoáng về chính sách hàng quá cảnh, doanh nghiệp chỉ khai báo tên hàng đại diện khi làm thủ tục hải quan, không khai những mặt hàng khác có trong lô hàng (trong đó có thể có hàng cấm nhập khẩu). Trong quá trình vận chuyển lô hàng quá cảnh, doanh nghiệp có thể rút hàng ra để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Một thủ đoạn khác, đối với những lô hàng quá cảnh gồm các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, mặt hàng có trị giá lớn hoặc hàng cấm nhập khẩu, sau khi lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ tìm cách nhập khẩu trở lại bằng nhiều phương thức khác nhau như: Chia nhỏ lô hàng để vận chuyển qua đường mòn, lối mở, cánh gà hoặc doanh nghiệp mở tờ khai, lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra để nhập khẩu trở lại Việt Nam. Như vậy, thông qua các thủ đoạn trên, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng cấm, hàng lậu… đã được các đối tượng buôn lậu tuồn vào nội địa để tiêu thụ với mục đích trốn thuế, né tránh việc kiểm tra chuyên ngành, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh.

Thu Hòa