• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngân hàng Chính sách xã hội: Một nhiệm kỳ hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Trong hai ngày 14-15/8, Đảng bộ NHCSXH Trung ương tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong nhiệm kỳ qua (2015-2020), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, NHCSXH đã triển khai hoạt động tín dụng chính sách ngày càng hiệu quả, đưa tín dụng chính sách xã hội trở thành một kênh chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

14/08/2020 15:28
Tín dụng chính sách xã hội là một kênh chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, giúp các địa phương xây dựng nền tảng kinh tế, phát triển bền vững.
NHCSXH cho biết trong 5 năm qua (2015-2020), tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng bình quân 10,1% năm. Bên cạnh đó, những đột phá mới về chất trong cung ứng tín dụng từ tạo việc làm đến cải thiện chất lượng sống phủ tới 100% các đối tượng chính sách đã đưa tín dụng chính sách xã hội trở thành một kênh chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, giúp các địa phương xây dựng nền tảng kinh tế, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đến 31/7/2020, tổng nguồn vốn đạt 231.566 tỷ đồng, tăng 89.847 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,1%. Với trên 20 chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai thực hiện, đến 31/7/2020, tổng dư nợ đạt 220.562 tỷ đồng, tăng 84.876 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ, với trên 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,1%, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao và hoàn thành 100% chỉ tiêu Nghị quyết trong cả nhiệm kỳ. 

Cùng với việc tăng trưởng quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được củng cố, nâng cao. Đến 31/7/2020, nợ quá hạn chiếm 0,25% tổng dư nợ, giảm 0,17% so với với đầu nhiệm kỳ (thấp hơn so với mục tiêu Chiến lược phát triển NHCSXH và Nghị quyết Đại hội).

Trong nhiệm kỳ, vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 12 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 342.782 tỷ đồng; góp phần giúp hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động; giúp hơn 346.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 7,4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 2.800 căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gần 115.000 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, hơn 11.000 căn nhà ở xã hội; giúp hơn 24.000 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. 

Những thành quả này góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25%; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% (năm 2016) xuống còn 3,75% (năm 2019).

Bên cạnh đó, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hệ thống chính sách, pháp luật về tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được hoàn thiện; nguồn lực được bổ sung, tăng cường. Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, tạo sự ổn định, giúp NHCSXH nâng cao năng lực tài chính, chủ động về nguồn vốn cho vay. Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, cân đối, bố trí ngân sách địa phương để ủy thác cho NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay tăng thêm 15.220 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ, bình quân tăng trưởng 33%/năm, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đến 31/7/2020 đạt 19.625 tỷ đồng.

Phát huy những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ NHCSXH Trung ương phấn đấu xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục chủ động tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả hơn Chỉ thị số 40-CT/TW. Tập trung huy động, khơi tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn tạo sinh kế, tạo việc làm cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Trên cơ sở đó, phát triển NHCSXH thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, là địa chỉ tin cậy cho người nghèo và các đối tượng chính sách trong xã hội.

Thanh Xuân