• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngân hàng Việt ở đâu trên trường quốc tế?

(Chinhphu.vn) - Đến thời điểm hiện tại, có 3 ngân hàng Việt Nam lọt vào Tốp 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới là VietinBank, BIDV, Vietcombank.

01/03/2018 14:14

Ảnh minh họa

Đây là thông tin do Công ty định giá thương hiệu độc lập và tư vấn chiến lược Brand Finance công bố về Giá trị 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2018.

Ba ngân hàng Việt Nam lọt vào Tốp 500 thế giới

Điều dễ hiểu là các ngân hàng Trung Quốc và Mỹ áp đảo ở những vị trí đầu, nhưng đáng chú ý, 3 ngân hàng Việt Nam là VietinBank, BIDV, Vietcombank tiếp tục góp mặt và có những cải thiện đáng kể về thứ hạng.

Trong đó, thứ hạng của VietinBank tăng từ vị trí 408 năm 2017 lên 310 năm nay. Với kết quả này, VietinBank lọt vào top 10 thương hiệu có giá trị tăng nhiều nhất với hơn 51%. Trong khi đó, BIDV tăng từ 401 lên 351, Vietcombank tăng từ 461 lên 368.

VietinBank cho biết, giá trị thương hiệu của ngân hàng này tăng từ 252 triệu USD lên 381 triệu USD; chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) cũng tăng từ A lên AA-.

Mới đây, vào ngày 27/2, Fitch Ratings cũng đã công bố xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) tăng từ B lên B với triển vọng ổn định. Đồng thời, hạng xếp hạng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB) giữ nguyên ở mức B với triển vọng ổn định và VietinBank, Vietcombank cùng Agirbank ở mức B với triển vọng tích cực.

Fitch cũng nâng sức mạnh độc lập (VR) của VietinBank và Vietcombank lên “b” từ mức “b-” và đánh giá sức mạnh độc lập của MBBank từ b lên b .

Một trong các nguyên nhân khiến tổ chức này đưa ra đánh giá tích cực là sự cải thiện về môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, với việc hoạch định chính sách kinh tế từ các nhà chức trách giúp thúc đẩy sự ổn định về kinh tế vĩ mô và khả năng dự báo.

Điều này đã cho phép các ngân hàng giảm đáng kể rủi ro đối với các khoản cho vay gặp vấn đề về pháp lý, vốn có tỉ trọng lớn trong dư nợ nội và ngoại bảng. Những điểm yếu về cơ cấu lâu dài của hệ thống ngân hàng như bộ đệm vốn mỏng và khả năng sinh lời yếu được kỳ vọng sẽ giải quyết thỏa đáng hơn trong thời gian dài.

7 nhà băng được xem xét nâng hạng tín dụng cơ sở

Sự cải thiện của tình hình kinh tế và môi trường hoạt động của các ngân hàng đã được thể hiện qua việc Moody’s điều chỉnh Đánh giá vĩ mô của Việt Nam theo hướng tích cực. Theo Moody’s, các ngân hàng Việt Nam đang được hưởng lợi từ đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như từ sức mạnh thể chế ngày càng được tăng cường.

Cũng trên cơ sở đánh giá tín nhiệm tích cực đó, trong năm 2017, các ngân hàng nằm trong diện xem xét nâng bậc tín nhiệm của Moody’s bao gồm Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

7 ngân hàng trên cũng sẽ được xem xét nâng hạng tín dụng cơ sở (BCA) và xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) cùng 2 ngân hàng khác.

Động thái này cho thấy, Moody’s kỳ vọng bối cảnh kinh tế và môi trường hoạt động tốt hơn cho các ngân hàng Việt Nam sẽ dẫn đến sự cải thiện về mặt hồ sơ tín dụng và đáng chú ý là chất lượng tài sản cũng như các thước đo lợi nhuận, đồng thời cũng góp phần đem lại sự ổn định về mặt thanh khoản và tài trợ vốn.

Ở góc độ nghiệp vụ thuần túy, ngân hàng Việt cũng đạt được sự tiến bộ đáng kể. Cuối năm qua, mặc dù không thuộc Tốp có vốn lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại nội địa, nhưng OCB đã vượt lên, trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam công bố hoàn tất việc triển khai dự án Basel II với các nền tảng cho một ngân hàng hiện đại, an toàn cùng các yêu cầu về vốn, giám sát, minh bạch thông tin... (Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và Luật Ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng).

Ông Eddie Lim, đại diện Ngân hàng DBS (Singapore), đơn vị cung cấp các hạng mục dịch vụ tư vấn để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của Basel II, khẳng định: "Tôi không nghi ngờ gì với những bước tiến của OCB. Việc áp dụng một khung kiểm tra chặt chẽ sẽ cho phép OCB xác định, đo lường và kiểm soát được các rủi ro về tài chính, đặc biệt để đánh giá hồ sơ thanh khoản của ngân hàng và mức vốn đệm thích hợp trong trường hợp có các sự kiện căng thẳng trên toàn cầu và của ngân hàng". 

Cùng với đó, OCB cũng được tổ chức Moody’ xếp hạng B2 - hạng cao nhất của các ngân hàng thương mại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Còn theo The Asian Banker, có nhiều ngân hàng khác của Việt Nam trong thời gian qua đã bứt phá để tăng tốc vào top những ngân hàng mạnh nhất khu vực, trong đó Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) là một ví dụ. HDBank trở thành nhân tố bất ngờ khi vượt lên nhiều ngân hàng về nỗ lực làm mới, để xếp ở vị thứ top 8 cao hơn hẳn, cả ở hai tiêu chí đánh giá về quy mô tài sản và khả năng sinh lời.

Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s (Mỹ)  cũng xếp hạng B2, hạng cao nhất của các ngân hàng thương mại và trước khi HDBank niêm yết, Moody’s đã nhận xét kế hoạch IPO của HDBank sẽ tác động tích cực đến xếp hạng tín dụng. Bởi vì theo phân tích của  Moody’s thương vụ này sẽ củng cố khả năng tạo vốn và khoảng đệm dự phòng lỗ trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh và thành công của HDBank sẽ khuyến khích các ngân hàng khác theo bước.

Theo tính toán của Moody’s, vụ IPO sẽ giúp cho tỉ lệ vốn cấp 1 của HDBank tăng thêm gần 4 điểm phần trăm nữa lên 14,8%, và theo đó sẽ giúp HDBank trở thành một trong những nhà băng có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất trong số các nhà băng được Moody’s xếp hạng.
 
Bên cạnh đó, đầu năm 2018 vừa qua nhà băng này vừa niêm yết lên sàn chứng khoán và đã lọt vào nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán TPHCM. Sau 2 tháng lên sàn, giá cổ phiếu HDBank tăng ngoạn mục lên gần 50%

Công Trí