• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành công thương cần phân cấp, phân quyền cho cả địa phương, doanh nghiệp nhà nước

(Chinhphu.vn) - Chiều 23/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương về dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền gắn với phân định thẩm quyền thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thuộc lĩnh vực công thương.

23/05/2025 19:25
Ngành công thương cần phân cấp, phân quyền cho cả địa phương, doanh nghiệp nhà nước- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương về dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền gắn với phân định thẩm quyền thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp - Ảnh: VGP/Hải Minh

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành công thương, có 109 văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương, trong đó có 7 luật, 36 nghị định, 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 61 thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Tổng số nội dung quy định thẩm quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật ngành công thương là 932 quy định.

Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo các Nghị định về phân cấp, phân quyền gắn với phân định thẩm quyền thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thuộc lĩnh vực công thương.

Về phân định thẩm quyền, dự thảo Nghị định đề xuất phân định thẩm quyền từ cấp huyện xuống cấp xã là 34 nhiệm vụ; từ cấp huyện lên cấp tỉnh là 8 nhiệm vụ trong 1 luật, 6 nghị định của Chính phủ.

Về phân cấp, phân quyền, Bộ Công Thương đề xuất phân cấp 122 nhiệm vụ tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện.

Ngành công thương cần phân cấp, phân quyền cho cả địa phương, doanh nghiệp nhà nước- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Công Thương tiếp tục rà soát bảo đảm mục tiêu phân cấp, phân quyền khoảng 50% nhiệm vụ - Ảnh: VGP/Hải Minh

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc rà soát và đề xuất những nội dung phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước; nhấn mạnh việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực công thương không chỉ nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn nhằm bảo vệ cán bộ.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Bộ Công Thương cần giải trình rõ những nhiệm vụ Bộ đề xuất phân cấp, cơ sở nào để giữ lại những nhiệm vụ ở Trung ương; tiếp tục rà soát, đề xuất thêm các nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền cho các địa phương, cùng với quy trình, thủ tục kèm theo.

Ngoài phân cấp, phân quyền cho các địa phương, Bộ Công Thương cần đề xuất những nội dung phân cấp cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Công Thương trực tiếp lắng nghe các đơn vị của Bộ báo cáo, tiếp tục rà soát bảo đảm mục tiêu phân cấp, phân quyền khoảng 50% nhiệm vụ.

Trên cơ sở kết quả rà soát lại và các ý kiến góp ý tại cuộc họp, Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo các Nghị định, gửi xin ý kiến các địa phương và doanh nghiệp nhà nước trong tuần tới; gửi Bộ Tư pháp thẩm định, hoàn thành trước ngày 30/5.

Hải Minh