• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành công thương phía bắc họp bàn nhiều nội dung quan trọng

(Chinhphu.vn) - Nhiều vấn đề còn vướng mắc về dự án cấp điện nông thôn, mô hình trung tâm xúc tiến thương mại… đã được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc lần thứ III năm 2016 tổ chức ngày 6/10 tại Ninh Bình.

07/10/2016 09:56

Sớm triển khai dự án cấp điện nông thôn

Liên quan đến vấn đề cải tạo lưới điện nông thôn vùng sâu, vùng xa, Sở Công Thương các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Kạn kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục bố trí vốn cho các dự án xây dựng, cải tạo lưới điện để giúp các xã đạt tiêu chí số 4 về điện.

Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ sớm triển khai các bước của dự án cấp điện nông thôn từ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Thành, Vụ trưởng Vụ Điện và Lưới điện nông thôn (Bộ Công Thương) cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 phê duyệt chủ trương đầu tư 21 chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có chương trình mục tiêu “Cấp điện đến các hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo”.

Cụ thể, hiện có 19/28 tỉnh phía bắc tham gia chương trình này. Chính phủ đã thông qua chương trình mục tiêu với tổng vốn đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng nhưng vốn NSNN hiện mới chỉ đáp ứng được 16%. Vì vậy, Chính phủ giao Bộ Công Thương tiến hành huy động các nguồn lực khác như thu hút các nguồn vốn ODA.

“Bộ Công Thương đã vận động được Tổ chức tín dụng châu Âu đầu tư 100 triệu EUR và 178 triệu USD của Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB để triển khai sớm. Hiện, chương trình mới đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống tiêu chí nên chưa có hướng dẫn để triển khai. Đầu năm 2017, Bộ sẽ hoàn thiện hệ thống để đưa các tỉnh đăng ký thực hiện”, ông Nguyễn Văn Thành cho hay.

Về việc bàn giao lưới điện nông thôn, ông Thành cho biết, Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Tài chính để sớm ban hành các quy định về bàn giao lưới điện nông thôn và sớm ra văn bản trong năm 2017.

Ngoài ra, ông Thành cho rằng, việc bảo đảm an toàn các lưới điện hạ áp nông thôn là vấn đề quan trọng bởi trước đây do nguồn vốn đầu tư thấp, các lưới điện xuống cấp gây mất an toàn. Khối lượng công việc hiện nay lớn nhưng nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp. Do đó, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu chủ đầu tư các dự án trên địa bàn các tỉnh lồng ghép để cải tạo, nâng cao lưới điện hạ áp nông thôn và “đây sẽ là một mục quan trọng khi thẩm định các dự án đầu tư vào địa phương”.

Xúc tiến thương mại phải theo nhu cầu cụ thể

Về công tác xúc tiến thương mại, ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động xúc tiến thương mại tại địa bàn 28 tỉnh miền Bắc đang đạt hiệu quả cao. Các tỉnh này đã bố trí khoảng 60 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến thương mại của địa phương, về phía Bộ Công Thương cũng hỗ trợ 57 đề án với kinh phí khoảng 12 tỷ đồng.

“Hiện, các tỉnh phía bắc đã trình lên Cục Xúc tiến thương mại 146 đề án, chúng tôi sẽ phê duyệt các đề án có nội dung mới và hiệu quả cao trong tháng 12/2026 để các địa phương kịp thực hiện trong năm 2017”, ông Tạ Hoàng Linh nói.

Liên quan đến vấn đề này, các Sở Công Thương cho rằng hiện Trung ương vẫn chưa thống nhất về việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch, trung tâm xúc tiến thương mại và khuyến công... khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc thành lập các trung tâm với chức năng và tên gọi như thế nào còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. Địa phương làm du lịch thì cần “xúc tiến thương mại và du lịch”, địa phương cần đầu tư thì cần “xúc tiến thương mại và đầu tư”... Tuy nhiên, sắp tới Bộ Công Thương sẽ có quy chuẩn về một mô hình trung tâm xúc tiến thương mại thống nhất cho tất cả các địa phương, còn việc áp dụng như thế nào sẽ do đặc điểm và nhu cầu của từng địa phương.

Trước ý kiến của Sở Công Thương Thái Nguyên về việc tăng cường, mở rộng thêm phòng xuất nhập khẩu tại địa phương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Sẽ không thành lập thêm phòng xuất nhập khẩu tại các địa phương mà hướng đến kiện toàn, nâng cao năng lực của hệ thống xuất nhập khẩu đã có sẵn tại các Sở Công Thương”.

Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2016 của 28 tỉnh phía bắc ước đạt 1.919,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2015, bằng 74% kế hoạch năm 2016.

Các địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp cao của khu vực gồm: Bắc Ninh (đạt 512,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,7% toàn khu vực), Thái Nguyên (365,3 nghìn tỷ đồng, 19%), Hà Nội (312,4 nghìn tỷ đồng, 16,3%)…

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 66,3 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015. Có 23/28 địa phương xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái…

Tình hình thị trường trong nước nhìn chung ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 9 tháng vừa qua tăng 12,7% so với cùng kỳ. 

Phan Trang