• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành gỗ dần chủ động nguyên liệu, Vinafor bán hết 100% cổ phần

(Chinhphu.vn) - Với việc tăng cường trồng và bảo vệ rừng, hiện nay, ngành chế biến gỗ đã chủ động được 70% nguồn nguyên liệu trong nước thay vì phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như trước.

22/04/2016 11:04
Theo ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), qua theo dõi và phân tích số liệu về giá trị xuất nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản trong vòng 10 năm qua cho thấy ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có được bước phát triển đều, mạnh mẽ qua các năm.

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mới chỉ đạt 1,93 tỉ USD đến năm 2010, và 6,9 tỉ USD vào năm 2015, tức là tăng gấp 3,6 lần trong vòng 10 năm từ 2006 đến 2015.

Trong năm 2016, theo ước tính của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm nay có thể đạt 7,6 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2015 do hết quý 4/2015, các doanh nghiệp đã ký được 80% đơn hàng cho kế hoạch năm 2016 và nhiều thị trường mới tăng cường nhập khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, trong giai đoạn 2006-2010, do thiếu nguồn nguyên liệu trong nước, Việt Nam đã phải sử dụng chủ yếu gỗ nhập khẩu để phục vụ công tác chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, từ năm 2010, do nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trong nước đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2010, Việt Nam đã sử dụng khoảng 7,43 triệu m3 gỗ nguyên liệu (quy theo gỗ tròn), trong đó có khoảng 5 triệu m3 từ nguồn khai thác trong nước.

Theo ông Hà, đến năm 2015, trong khoảng 27 triệu m3 nguyên liệu sử dụng cho chế biến, Việt Nam chỉ sử dụng khoảng 4,7 triệu m3 gỗ nhập khẩu. Đây là kết quả từ những nỗ lực của người dân, các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và của toàn xã hội trong việc thực hiện tốt các chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng từ những năm 2000 đến nay.

Vinafor bán hết 100% cổ phần đưa ra đấu giá

Ngày 21/4, phiên đấu giá bán hơn 24,3 triệu cổ phần (tương đương 6,95% vốn điều lệ) lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty TNHH MTV (Vinafor) với giá khởi điểm 10.100 đồng/cổ phần đã được bán hết 100%.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, phiên đấu giá đã thu hút sự tham gia của 29 nhà đầu tư, trong đó có 2 nhà đầu tư tổ chức và 27 nhà đầu tư cá nhân.

Tại phiên đấu giá, số lượng cổ phần đặt mua hợp lệ là 29,5 triệu cổ phần, giá đặt mua cao nhất đạt 17.200 đồng/cổ phần.

Kết quả, toàn bộ số cổ phần đưa ra đấu giá đã  được bán hết cho 29 nhà đầu tư với giá bình quân là 10.114 đồng/cổ phần, tổng giá trị thu về được hơn 246,1 tỉ đồng.

Vốn điều lệ Vinafor sau cổ phần hóa đạt 3.500 tỉ đồng. Trong đó, cổ phần nhà nước là 178,5 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; 24,3 triệu cổ phần bán đấu giá công khai (chiếm 6,95% vốn điều lệ); 140 triệu cổ phần sẽ được bán cho nhà đầu chiến lược (chiếm 40% vốn điều lệ); số còn lại được bán cho người lao động.

Công Trí