• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành Kiểm sát phải xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động tư pháp

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch nước yêu cầu ngành kiểm sát đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; thực thi đúng đắn, đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

31/12/2021 19:10
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành kiểm sát đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Chiều nay (31/12), tại Hà Nội, Viện KSND Tối cao tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Trong năm, toàn ngành kiểm sát đã kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết hơn 137.000 nguồn tin về tội phạm, tăng hơn 3%; đã ban hành hơn 100.000 văn bản yêu cầu CQĐT kiểm tra, xác minh nguồn tin về phạm tội. Qua kiểm sát đã phát hiện, yêu cầu CQĐT khởi tố 594 vụ án, đã ra quyết định hủy 147 quyết định không khởi tố vụ án. Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm soát việc bắt, tạm giữ hơn 75.000 người.

Bên cạnh đó, ngành kiểm sát chủ động hạn chế các trường hợp khởi tố oan và bỏ lọt tội phạm; bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam có đủ căn cứ, đúng pháp luật, hạn chế việc lạm dụng bắt, giam; chất lượng điều tra, truy tố được nâng lên, vi phạm tố tụng và các trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố oan, sai giảm dần và vượt các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 96 của Quốc hội.

Viện KSND Tối cao tăng cường phối hợp với Bộ Công an, TAND Tối cao đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn… Đồng thời, ngành kiểm sát cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, theo đó, đã thu hồi hơn 15.000 tỷ đồng.  

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những kết quả, thành tích mà ngành kiểm sát đã đạt được trong thời gian qua. Chủ tịch nước cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành như: Chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại một số đơn vị chưa tốt, vẫn còn trường hợp phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ thiếu chính xác, còn để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Tiến độ giải quyết một số vụ án chưa đạt yêu cầu, còn phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết; chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại một số phiên tòa còn hạn chế. Theo Chủ tịch nước, đây là những vấn đề rất quan trọng, nếu không có biện pháp kiên quyết, chấn chỉnh, khắc phục, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác và uy tín của ngành, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Chủ tịch nước đề nghị ngành kiểm sát cần tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực tư pháp vả cải cách tư pháp. Đồng thời tập trung đổi mới các mặt công tác; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công lý phải được thực thi, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh, đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Cùng với đó, ngành cần tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ kiểm sát phải “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn".

Chủ tịch nước yêu cầu ngành kiểm sát cần đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; thực thi đúng đắn, đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện tốt chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội đúng pháp luật, không để oan, sai, không để bỏ lọt tội phạm. Đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm về tham nhũng, kinh tế.

“Ngành kiểm sát cần khắc phục tình trạng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn đọng quá thời hạn, giải quyết kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh các vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, góp phần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, ngăn chặn sự lạm quyền, bảo đảm tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, Chủ tịch nước nêu rõ. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp cần xem xét, đánh giá, cân nhắc thận trọng, áp dụng pháp luật linh hoạt và luôn đặt lợi ích của Nhà nước, nhân dân lên trên hết; không hình sự hóa những quan hệ dân sự, kinh tế và ngược lại; góp phần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đổi mới tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành tiếp tục đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Viện KSND theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức, viên chức ngành KSND “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.

Nguyễn Đức