• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành nông nghiệp Quảng Ninh tích cực chủ động hội nhập trong xu thế mới

QNP- 65 năm xây dựng và trưởng thành, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Quảng Ninh đã tích cực chủ động hội nhập, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

17/11/2010 17:36

Nông nghiệp Quảng Ninh tích cực hội nhập, phát triển mạnh mẽ

trong hoa.JPG

Mô hình trồng hoa cao cấp ở huyện Đông Triều

Ngành Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh đã phát huy những tiềm năng, lợi thế thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh có hơn 53 nghìn ha, chiếm 8,5%; đất lâm nghiệp 427 nghìn ha chiếm 71% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; bờ biển dài 250km, có trên 4.000ha bãi triều, 20 ngàn ha eo vịnh... Dân số khu vực nông thôn chiếm 50% dân số cả tỉnh.

Cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực đã cơ bản đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp. Hiện nay ngành nông nghiệp của tỉnh gồm có: Cơ quan Văn phòng Sở với 8 phòng; 01 tổ chức Công đoàn ngành; các đơn vị trực thuộc gồm: 09 Chi cục quản lý nhà nước chuyên ngành; 07 đơn vị sự nghiệp công (trong đó có Trung tâm và Đoàn khảo sát thiết kế lâm nghiệp); 04 Ban Quản lý thực hiện các dự án của Ngành; 24 các doanh nghiệp nguyên trực thuộc Ngành và hàng trăm các đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi. Ngành có đội ngũ cán bộ Khoa học-Kỹ thuật đông đảo từ trình độ trung cấp trở lên với trên 1.000 người (trong đó có 02 tiến sỹ, gần 20 thạc sỹ và hàng trăm kỹ sư...).

Những tiềm năng, lợi thế nêu trên đã và đang được khai thác sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của hàng vạn hộ nông dân trong tỉnh nên sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi trong nhiều năm qua luôn được giữ vững, phát triển, tăng trưởng ổn định, đời sống của nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới. Nổi bật là kết quả đạt được trong 5 năm gần đây (2005-2010) thể hiện ở các lĩnh vực:

Về nông nghiệp: Trong trồng trọt đã đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện đất đai, thời tiết, góp phần đưa năng suất cây trồng tăng mạnh. Sản xuất lương thực ổn định từ 230.000- 240.000 tấn/năm (so với năm 1964 năng suất lúa, ngô tăng hơn 3 lần, sản lượng tăng hơn 3 lần), về cơ bản đã bảo đảm an ninh lương thực ở khu vực nông thôn. Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hình thành một số vùng chuyên canh: sản xuất lúa cao sản, rau hoa cao cấp, cây ăn quả (na, vải) ở Đông Triều, Yên Hưng, Uông Bí, Hoành Bồ, Hải Hà, Móng Cái...

Về chăn nuôi: Đã có hàng trăm trang trại chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp sản phẩm sạch, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đã đang thay thế chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; nhiều biện pháp kiểm soát phòng trừ dịch bệnh được áp dụng hiệu quả.

Về thủy lợi đã đầu tư xây dựng một số các công trình trọng điểm xung yếu như đê Hà Nam, đê Bắc Cửa Lục, kè biên giới, các hồ chứa nước Đầm Hà Động, Tràng Vinh, Yên Lập, Bến Châu, và hàng trăm đập thủy lợi nhỏ.... Đến năm 2010 nâng diện tích được tưới chiếm 76% diện tích gieo trồng, tăng 5,1% so 2005, tăng gần 2 lần so với năm 1964. Cùng với đó, Tỉnh rất chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi, đồng thời làm tốt công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Về Lâm nghiệp, tỉnh đã tiến hành rà soát xong qui hoạch 3 loại rừng. Thực hiện tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đặc biệt trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Trong 10 năm, toàn tỉnh đã trồng hơn 100 ngàn ha rừng tập trung, đưa độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh đạt 50,2% tăng 6,9% so với năm 2005 (tăng gần 2 lần so với năm 1964); hàng năm khai thác 150 ngàn m 3 gỗ rừng trồng. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công tác bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, cháy rừng, phá rừng, khai thác tài nguyên rừng đã giảm mạnh. Lâm nghiệp phát triển mạnh đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho một bộ phận người dân sinh sống từ rừng, đặc biệt xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

nuoi hau bien.JPG

Nuôi nhuyễn thể đang có xu thế phát triển mạnh, đem lại giá trị kinh tế cao
(Ảnh: Cán bộ kỹ thuật của hộ nuôi ông Đỗ Tờ (huyện Vân Đồn) giới thiệu sản phẩm hầu biển với đại biểu tham quan mô hình)


Về Thủy sản: Trong 5 năm qua tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho phát triển ngành thủy sản như xây dựng hạ tầng các khu nuôi ở Yên Hưng, Đông Triều, Vân Đồn, Uông bí..., xây dựng chợ cá, cảng cá, triển khai khu neo đậu tầu thuyền trú tránh bão. Đã đưa những loại giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi; nuôi thành công tôm, các loại nhuyễn thể, cá biển,... sản lượng nuôi tăng nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đến năm 2010 tổng sản lượng thủy sản ước thực hiện hơn 78 ngàn tấn (so với 2005 tăng 25.300 tấn, trong đó sản lượng nuôi tăng 5.000 tấn); có gần 20 ngàn ha diện tích nuôi, 12.270 tầu thuyền khai thác thủy sản (tăng 1,5 lần so với 2005).

Nhìn chung, kinh tế nông thôn có bước phát triển mạnh mẽ. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân được cải thiện. Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, điện, kênh mương, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 96% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện theo giá nhà nước, 83% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, và 58% hộ dân nông thôn có chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh; chủ động tưới tiêu cho 76% diện tích gieo trồng; hoàn thành 1.100km kênh tưới tiêu cấp II, III; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; toàn tỉnh có trên 760 km đường huyện, trên 2.200 km đường xã và trên 2.100 km đường thôn bản; đã hoàn thành bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện quản lý. Đặc biệt ngành nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh việc ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề thủ công...góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn và xóa đói, giảm nghèo (đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,09%, so với năm 2006 giảm 4,86%); từng bước xóa bỏ tập quán tự cấp, tự túc, mở rộng thị trường nông thôn.

IMG_1034.jpg

Nuôi cá rô phi nước ngọt góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân vùng nông thôn
(Ảnh: thu hoạch cá rô phi của hộ bà Lê Thị Thà huyện Đông Triều)


Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn, hoàn thành vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra. Giá trị sản xuất toàn ngành có độ tăng trưởng cao bình quân đạt 5,7%/năm vượt 0,2%. Cơ cấu và tỷ trọng GDP nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh (còn 5,4%), nhưng giá trị sản xuất ở khu vực nông nghiệp vẫn tăng về số tuyệt đối. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ ngành nghề phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông... đã thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới, phát triển đa dạng, đã huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực trên địa bàn.

Với những thành tích đó, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đã được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 21 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; hàng nghìn Bằng khen của các cấp, các ngành. Đặc biệt, mới đây Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Bộ Nông nghiệp tặng ba Cờ thi đua xuất sắc.

Những kết quả đã đạt được trên đây là nền tảng, tạo tiền đề vững chắc để Ngành nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh tiến nhanh trong công cuộc xây dựng và phát triển theo hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra./.