• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành ôtô không phát triển vì chính sách và phí logistic cao

(Chinhphu.vn) - Chi phí vận chuyển một chiếc ôtô từ Hàn Quốc về Việt Nam hết 5 triệu đồng, nhưng từ Hải Phòng về Hà Nội mất đến 3 triệu. Nhiều nghịch lý đang khiến ngành này không thể phát triển.

11/08/2017 10:01
Lắp ráp ôtô tại một doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam.

Chi phí vận chuyển cao, đặc biệt là chính sách thiếu tính ổn định khiến ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn “luẩn quẩn”...

Đó là các nhận định tại hội thảo về bài học phát triển cụm công nghiệp ôtô trên thế giới... do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 10/8.

Theo ông Vũ Quang Long, đại diện Công ty CP ôtô Trường Hải, doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước ngày càng gặp nhiều khó khăn do phải chịu nhiều sức ép từ đầu vào, thu mua linh phụ kiện đến các chính sách làm ảnh hưởng đến đầu ra.

Chi phí vận chuyển, logistics ở Việt Nam cao, một chiếc ôtô từ Thái Lan, Hàn Quốc vận chuyển về VN mất 5 triệu đồng/chiếc nhưng từ Hải Phòng về Hà Nội đã mất khoảng 3 triệu...

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, phó viện trưởng CIEM, cho biết thêm nghịch lý: nhiều nhà đầu tư công nghiệp phụ trợ đã vào Việt Nam, nhưng phần lớn sản phẩm của họ xuất khẩu mà không đưa vào tiêu thụ nội địa.

Ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng Tiểu ban Chính sách của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - dẫn chứng mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 23 tỉ USD linh kiện, phụ tùng, tức là ngành công nghiệp phụ trợ đã bước đầu được hình thành.

Tuy nhiên, do thiếu tính kết nối, quy mô thị trường nhỏ nên theo ông Tuấn, nhiều doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu để thu lợi cao hơn.

Trong bối cảnh thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong ASEAN về 0% vào năm 2018, trong khi thuế linh kiện vẫn chưa có lộ trình về 0%, ông Tuấn đề nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô để tạo sự bình đẳng.

Ngọc An
Theo Tuổi Trẻ